Dạy Vẽ DỰNG HÌNH chuyên nghiệp
Dạy Vẽ: Dựng hình vẽ chân dung
Chào mừng các bạn trở lại với DP ART DRAWING. Mình là DP
TRUONG và đây là bài 2, trong seri dạy vẽ online các công đoạn vẽ bức vẽ tranh
truyền thần bút chì.
Ok trong bài hai này thình sẽ hướng dẫn cho các bạn 3 cách từ
cơ bản đến nâng cao để bạn rèn luyện khả năng dụng hình của bạn và một điều nữa,
minh sẽ ra tiếp video hướng dẫn thứ 3, bài 3 khi nào video này đủ 1000 like hy
vọng các bạn sẽ ủng hộ mình bằng cách là like và chia sẻ video , cảm ơn các bạn!
Ok chúng ta đi vào nội dung bài hướng dẫn. Với cách 1 này đầu
tiên các bạn hãy chọn ra hai điểm để là chuẩn hai điểm này bạn có thể cho bất kỳ,
nếu khoảng cách lớn thì bức vẽ bạn lớn, nếu nhỏ bức vẽ của bạn nhỏ và các bạn
nhớ kĩ hai điểm này ứng với gai điểm nào trong mẫu. Đối với tôi thì tôi chọn phần
đỉnh đầu và phần dưới cằm từ hai điểm này tôi sẽ đo và lấy ra toàn bộ các điểm
còn lại từ hai điểm có sẵn, đỉnh đầu và vùng dưới cằm các bạn muốn lấy điểm tiếp
theo.
Ví dụ như phần chân mày thì các bạn hãy so sánh từ đỉnh đầu
đến chân mày, nó sẽ như thế nào so với từ vùng cằm đến vùng chân mày, nó chênh
lệch bao nhiêu thì các bạn cho vào bức vẽ của các bạn như thế. Ví dụ như ở đây
mình đo ra được thì từ vùng cằm đến chân mày thì nó sẽ ngắn hơn một xíu so với
từ chân mày đến đỉnh đầu nên mình cũng cho vào bức vẽ mình như thế.
Tiếp theo để lấy diểm ở chân mũi thì mình đo từ cằm lên chân
mũi sau đó so sánh với từ chân mũi đến chân mày, nó sẽ như thế nào thì mình cho
vào bức vẽ mình như thế. Tương tự như thế thì mình đo từ vùng cằm lên phần rãnh
môi thì nó dài hơn từ rãnh môi đến chân mũi nên tôi cũng cho bào bức vẽ như thế.
Tiếp theo để lấy hai điểm bên thái dương thì bạn đo từ vùng
cằm lên với chân mày, so sánh hai bên thái dương của mẫu, xem thử như thế nào. Ở
đây mình đo từ cùng cằm lên chân mày nó sẽ ngắn hơn hai điểm hai bên thái dương
nên mình sẽ xác định được hai điểm ở thái dương. Từ điểm đó thì tôi cũng xác định
được mép mắt tại vì từ vùng cằm lên với chân mày nó bằng với từ thái dương đếm
mép mắt. Cứ như thế với chiều dọc thì chứng ta lấy đỉnh đầu và dưới cằm làm điểm
chuẩn với chiều ngang thì lấy hai bên thái dương làm điểm chuẩn. Từ các điểm
chuẩn có sẵn thì chúng ta so sánh để lấy tất cả các điểm còn lại.
Sau khi đã lấy ra các điểm thì việc còn lại là nối những chi
tiết lại với nhau, khi nối các chi tiết thì chú ý nhưng điểm mà các bạn đã đo
ra. Luôn luôn so sánh những chi tiết với nhau và những chi tiết trong mẫu các bạn
luôn luôn so sánh đối với cách dựng hình đầu tiên này thì các bạn sẽ cảm thấy rất
mệt rất chán nản thậm chí rất dễ bỏ cuộc nhiều lúc bạn đo xong lại không nhớ đo
chi tiết nào, đó dài thế nào, đo ngắn như thế
nào dù đo rất kĩ rồi nhưng nó vẫn bị lệch nó không chuẩn tỉ lệ. Nhưng mà sau
khi tập một thời gian thì nó sẽ rèn cho các bạn tỉnh tỉ mỉ tính tập trung nó sẽ
hình thành trong đầu các bạn khả năng ước lượng tỉ lệ so sánh các chi tiết bằng
mắt để việc dựng hình sau này các bạn dễ dàng hơn.
Ok chúng ta đến với cách dựng hình thứ 2. Cách dựng hình thứ
hai này là tỉ lệ 1.1 cái này khá đơn giản đầu tiên chúng ta đo từ mép giấy xuống
đỉnh đầu. Tiếp theo chúng ta giữ tỉ lệ đó và đo từ mép giấy xuống bằng khoảng
cách vừa đo, chúng ta gạch một đường. Chúng ta có phần đỉnh đầu tếp theo đo từ
mép giấy vào phần tóc bao nhiêu thì đưa qua phần bản vẽ bấy nhiêu thì chúng ta
được điểm tiếp theo tương tự như thế.
Chúng ta lấy phần mép giấy bên tay phải đo vào phần tóc bao
nhiêu thì đưa vào bản vẽ bấy nhiêu. Như thế thì chúng ta lấy điểm chuẩn là từ 4
mép giấy 4 cạnh giấy của mẫu vẽ tại vì hai tờ giấy này bằng nhau tỉ lệ 1x1, nếu
chứng ta lấy 4 mép giấy làm điểm chuẩn chúng ta đo ra và đưa vào bản vẽ của
chúng ta thì cực kì chuẩn. Đo từ mép giấy vào thái dương , mép mắt , mép mắt
trong , mắt bên phải... Cứ thế chúng ta đo ra các điểm còn lại đo từ mép giấy
đo vào tiếp theo thì chúng ta nối các chi tiết lại với nhau khi nối các chi tiết
thi chú ý so sánh ngang dọc của mẫu và bức vẽ nếu cần thì đo lại cho chuẩn cách
dụng hình này khá đơn giản.
Nhưng mà nó có một điểm đó là các bạn phải photo ra một mẫu
bằng với bức vẽ của các bạn nên hơi bất tiện một xíu.
Ok chúng ta đến với cách dựng hình thứ 3, cách khó nhất
trong 3 cách dựng hình nhưng mà cách mà mình không dướng dẫn cho các bạn được nếu
muốn dụng hình được cách thứ 3 này đầu tiên các bạn hãy tập luyện hai cách dựng
hình thứ nhất và thứ 2 sau một thời gian tập luyện thì khả năng dựng hình cách
1 và cách 2 thì các bạn tự có khả năng ước lượng và so sánh tỉ lệ băng mắt thì
các bạn hoàn toàn có thể dựng hình với cách thứ 3 này. Một số trường hợp thì
các bạn sẽ cảm thấy cách dựng hình thứ 3 này nó sẽ dễ hơn cách thứ nhất và thứ
2 vì nó không phải đo đạc, các bạn chỉ cần vẽ ra nếu lệch thì các bạn làm lệch
theo nên các bạn sẽ cảm thấy dễ hơn.
Ok và cuối cùng nếu các bạn muốn theo dõi trọn bộ seri về hướng
dẫn các bước vẽ một bức tranh truyền thần bút chì thì nhấn vào đăng kí kênh , bật
chuông thông báo lên để khi mình đăng clip mới thì nó sẽ thông báo cho các bạn.
Ok cảm ơn các bạn, hẹn gặp lại trong các video sau!