tranh minh họa, làm thế nào để vẽ truyện tranh, vẽ minh họa làm sao, cách truyền tải câu chuyện từ tranh minh họa, vẽ truyện minh họa, kể chuyện qua hình ảnh
Tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ trở thành một họa sĩ vẽ truyện tranh minh họa, nhưng ngay từ lúc còn nhỏ, tôi đã biết rằng mình thích được kể những câu truyện thông qua những bức vẽ của bản thân. Tôi có một quyển notebook được lấp đầy bởi những bức họa khác nhau, với những nhân vật hoàn toàn khác nhau. Sau đó, tôi sẽ viết những câu chuyện về họ phía lề của trang. Tôi đã làm việc với nhiều khách hàng tuyệt vời trong một số dự án đáng kinh ngạc, và tôi rất hạnh phúc khi có thể chia sẻ một số lời khuyên mà tôi đã đúc kết trong nhiều năm khi làm việc trong môi trườngchuyên nghiệp.
Ở đây, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn thông qua các phương pháp của tôi và chỉ cho bạn cách giữ vững đam mê thiết kế và xây dựng nhân vật để tạo ra một tác phẩm thú vị kể về câu chuyện nhân vật đó.
Cre: Abigail Larson
01. Quyết định về câu chuyện
Quyết định tâm trạng của nhân vật |
Minh họa là một người bạn đồng hành với mỗi câu chuyện. Vì vậy, trong khi một câu chuyện thường bắt đầu bằng một nhân vật, hãy thử nghĩ về nội dung câu chuyện mà bạn đang kể. Nó sẽ có kiểu dàn cảnh nào, tâm trạng nên thế nào, biểu cảm ra sao,... Hãy suy nghĩ về tình huống bạn muốn mô tả, và nếu bạn muốn, hãy diễn họa ra giấy và chụp lại một số bức ảnh để tham khảo, giúp bạn hiểu cách nhân vật di chuyển tự nhiên trong các tình huống khác nhau. Sau đó phác thảo nhẹ trước khi bắt tay vào vẽ hoàn chỉnh.
02. Tạo tư thế nhân vật
Nghiên cứu chủ đề của bạn để biết rõ chúng |
Nhận biết chủ đề nghệ thuật của bạn. Nếu bạn định vẽ chúng nhiều lần lặp đi lặp lại trong các bức vẽ khác nhau, giả sử dùng một cuốn notebook, hãy vẽ một vài tư thế ra giấy để có thể xem lại như một tài liệu tham khảo khi bạn cần dàn cảnh sau này.
03. Phác thảo sơ lược
Nếu bạn đã có sẵn một ý tưởng cụ thể nảy ra trong đầu, bạn sẽ rất phấn khích mà bắt tay vào vẽ phác họa ngay và luôn. Tuy nhiên, việc phác thảo một ý tưởng trước khi phác thảo bản chính luôn là một ý tưởng tốt. Nhũng nét phác thảo nhanh này sẽ cho bạn nhìn thấy ngay nếu tư thế và bố cục phù hợp. Như vậy, điều này sẽ dễ dàng hơn để khắc phục các vấn đề trong một bản phác thảo sơ lược, thay vì một bản phác thảo chính hoặc chi tiết.
04. Xem xét chuyển động
Tạo một cảm giác chuyển động trong tranh minh họa của bạn giúp mắt mọi người di chuyển xung quanh bố cục và khám phá những gì xảy ra. Trong khi bạn lên kế hoạch cho tác phẩm của mình, hãy suy nghĩ về hình dạng các nhân vật trong bản phác thảo sơ lược . Làm thế nào họ tương tác với phần còn lại của cảnh và các nhân vật khác trong cùng một bức tranh? Làm thế nào để tư thế của họ thay đổi? Vai của họ có nghiêng không? Lưng của họ có bị cong? Quan trọng nhất là các đối tượng có hòa hợp với nhau không?
05. Kiểm tra Shapes (hình dạng)
Để giải quyết phần form chủ đề của bạn để truyền tải một thông điệp đến người xem, hãy nghĩ về chủ đề bản vẽ của bạn trong một silhouette (nhân vật được tạo ra từ cái bóng của mình). Điều này giúp bạn hiểu được hình dạng (shape) của chúng trong bố cục, giúp bạn mô tả tâm trạng và nội dung của tranh minh họa theo cách mà bạn muốn.
06. Nghiên cứu khởi động
Điều này rất hữu ích khi vạch ra kế hoạch vẽ để dành thời gian tập trung vào các tiêu điểm trước khi bắt tay vào phác thảo. Tôi thích nghiên cứu về các chi tiết mà tôi muốn thêm vào và thực hiện một vài nghiên cứu về con số để khởi động làm nóng. Đây cũng là một việc thực hành tốt ngay cả khi bạn không lên kế hoạch cho một tác phẩm mới, mà chỉ muốn giữ nguyên form ban đầu.
07. Thêm biểu cảm
Biểu cảm nhân vật của bạn không chỉ giới hạn ở các đặc điểm khuôn mặt của họ. Biểu cảm có thể được nhìn ra trong các tư thế và chuyển động của họ, sự tương tác với môi trường của họ và các nhân vật khác. Các đặc điểm phóng đại như mắt dại ra, lông mày nhếch lên có thể biểu lộ sự sợ hãi, mí mắt hơi cong và môi cong có thể thể hiện sự hài lòng. Lưu ý: kéo các bộ phận quá xa theo bất kỳ hướng nào có thể dẫn đến nhân vật của bạn trông như hoạt hình.
08. Hiển thị trọng lượng
Hãy suy nghĩ về ảnh hưởng của trọng lực lên nhân vật của bạn. Họ có được đặt trong một khung cảnh bình thường, đang trôi nổi lênh đênh hay là đang rơi xuống? Quần áo của họ bị kéo lên thì trông như thế nào, tóc của họ thay đổi ra sao? Nếu có một cơn gió mạnh, tóc và quần áo của nhân vật sẽ phản ánh điều đó, và nếu không khí vẫn còn, vải quần áo nên rủ xuống.
Một nhân vật với quần áo và tóc cuồn cuộn thường tăng thêm kịch tính, vì vậy nếu tình huống đó xảy ra, hãy ghi nhớ hướng gió di chuyển.
09. Truyền đạt chuyển động thông qua màu sắc
Bạn có thể truyền đạt cảm xúc bằng việc biểu lộ chúng qua hình dáng, và cả tâm trạng của nhân vật nữa. Một bức tranh minh họa buồn có thể có một nhân vật đang nhìn xuống, nhấn mạnh vào trạng thái cảm xúc 'tụt mood', sử dụng bảng màu không bão hòa có thể làm nổi bật điều này. Màu sắc ấm hơn thể hiện một tâm trạng vui vẻ hơn và màu lạnh hơn thì ngược lại.
10. Các thủ thuật với màu sắc
Hiểu các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết về màu sắc rất quan trọng, bạn có thể học hỏi chúng từ việc quan sát ngoài thiên nhiên và nghiên cứu các tác phẩm của các nghệ sĩ mà bạn yêu thích để xem những bảng màu nào bạn thích nhất. Màu sắc phong phú, rực rỡ như màu đỏ và màu tím có thể truyền đạt niềm đam mê và sức mạnh, tông màu dịu hơn có thể mang lại cảm giác bình tĩnh, thậm chí ảm đạm và buồn bã trong khi tông màu ấm hơn có thể cho bạn thấy cảm giác thoải mái và thanh thản.
11. Mang lại sự cân bằng
Rất nhiều nghiên cứu thực hành sẽ giúp bạn tìm thấy sự cân bằng trong tổ hợp tác phẩm của bạn. Lý tưởng nhất là bạn sẽ muốn các nhân vật của mình và môi trường của họ hòa hợp với nhau. Điều này bắt đầu với một bố cục cho phép mắt người xem có thể di chuyển xung quanh khung cảnh một cách dễ dàng và được trợ giúp bằng cách sử dụng màu sắc và tông màu, điều này sẽ khiến các chủ thể và môi trường của chúng tách biệt với nhau, trong khi vẫn được kết nối với lại.
12. Sử dụng tông màu
Trước khi tô màu vào một phần nào đó, tôi hạ màu của phần đó xuống còn 50% xám trong Photoshop, sau đó làm bật lên hoặc hạ xuống từng item trong greyscale. Tôi làm điều này ngay từ đầu, vì vậy tôi có thể thấy được độ tương phản phù hợp trong tổng thể tác phẩm của mình và người xem có thể dễ nhận ra điều này hay không.
13. Nhận biết sắp xếp của bạn
Ngay cả khi tôi không cần vẽ toàn bộ căn phòng hoặc phong cảnh để minh họa, tôi vẫn muốn phác thảo toàn bộ nó, để tôi có thể có ý tưởng về bối cảnh, hiểu về không gian và phối cảnh. Trong một số trường hợp, tôi sẽ vẽ nền riêng biệt và sau đó vẽ chủ đề chính vào một layer khác trong Photoshop, để tôi có thể dễ dàng chỉnh sửa chúng nếu tôi cần.
14. Nghĩ về trang phục
Trang phục mà một nhân vật mặc cho người xem giúp biết nhiều hơn về họ, vì vậy, điều quan trọng là phải xem xét tủ quần áo của họ khi bạn lên kế hoạch minh họa. Họ đang làm gì trong cảnh này? Mùa nào trong năm?
Nếu nó là một nhân vật giả tưởng, bạn có rất nhiều chỗ cho thiết kế, nhưng sẽ có một số bối cảnh lịch sử để dựa trên trang phục của họ và xây dựng từ đó.
15. Mang câu chuyện vào cuộc sống với các chi tiết
Một nhân vật với một bối cảnh là đã khá đủ để kể câu chuyện về họ. Đây là khi các chi tiết xuất hiện. Các chi tiết nhỏ trong trang phục, trong các đồ vật, trong phòng hoặc môi trường xung quanh sẽ giúp bố cục thú vị hơn, và nó sẽ cho người xem nhiều gợi ý hơn về câu chuyện.
Hãy theo dõi thêm các bài viết khác từ Vẽ Từng Nét Nhỏ nhé!