Animation, chuyển động, cách làm hoạt hình, cách tạo bản vẽ chuyển động, hoạt họa, khóa học Animation, Adobe, Adobe Capture, Adobe CC
Chắc hẳn các bạn đã từng muốn tạo những chuyển động cho bản vẽ của mình để trông thú vị hơn. Vậy thì bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tạo chuyển động cho một bản vẽ, của chính bạn hoặc của ai đó bằng phần mềm Adobe Capture CC.
Cre: Guest Contributor
Một nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp đã làm cách nào để biến để biến một bản phác thảo thành một cảnh phim hoặc một bộ phim hoàn chỉnh?
Bước 1: Đưa bản vẽ vào thư viện Creative Cloud
Bạn cần phải đăng nhập vào tài khoản Creative Cloud để lưu ảnh vào thư viện.
Bước 2: Tạo một đường vẽ
Mở Capture CC. Nhấn chọn Shape(1) và bấm chọn vào biểu tượng dấu + ở phía cuối. Nhấn vào biểu tượng hình ảnh nằm ở bên phải màn hình (2) để đến đường dẫn hình ảnh của bạn.
Nhấn chọn Creative Cloud (3), nhấn vào mũi tên hướng xuống ở phần My Assets(4). Tìm và chọn ảnh bạn vừa tải về hoặc ảnh của bạn.
Nhấn vào ô Open màu xanh. Lưu ý ảnh chụp màn hình và hướng dẫn trong bài được chụp trên thiết bị Androi. Những thiết bị khác có thể sẽ hiển thị các giao diện khác nhau!
Bước 3: Chuyển đổi bản phác thảo thành dạng vector
Capture CC biến hình vẽ trong các bảng phác thảo thành dạng vector để giữ nguyên độ nét của nó ở mọi kích cỡ.
Kéo thanh trượt sang hai bên trái phải để chụp được nhiều chi tiết hơn trong bản vẽ. Nhấn vào biểu tượng máy ảnh phía dưới để chụp và biến nó thành dạng vector.
Nếu cần loại bỏ những chi tiết thừa thãi hoặc sai, hãy chỉnh lại bằng cách nhấn chọn Remove from Shape hoặc giữ nguyên bằng nút Keep in Shape. Kéo tay bạn qua lại những chi tiết trên màn hình để xóa hoặc giữ lại những chi tiết bạn cần.
Nhấn chọn vào mũi tên. Capture sẽ tự động biến bản phác thảo của bạn thành dạng vector. Khi hoàn thành, Capture sẽ hướng dẫn bạn đến màn hình kế tiếp để lưu lại sản phẩm. Bạn đặt tên cho nó, chọn đường lưu, có thể giữ nguyên hoặc thay đổi bằng nút Move.
Bước 4: Chọn màu
Sau khi đã hoàn thành bước 3, giờ đến lúc chọn màu sắc cho bản vẽ của bạn. Ở màn hình chính, nhấn chọn mục COLORS, nhấn chọn dấu + phía dưới màn hình. Đưa máy ảnh của bạn ở nơi có nhiều màu sắc hoặc có những màu sắc nổi bật bạn thích. Các vòng tròn hiển thị màu sẽ hiện ra và các màu được chọn sẽ hiện ở phía trên cùng.
Chạm vào màn hình để giữ nguyên hình ảnh nếu bạn muốn di chuyển và điều chỉnh các vòng tròn màu khác nhau.
Nhấn vào nút check màu xanh ở phía dưới màn hình, thường giống như chữ v để chụp lại màu bạn đã chọn.
Bước 5: Lưu lại màu của bạn
Gõ tên cho phần tổ hợp màu mà bạn đã chọn ở trên, nhớ để những tên dễ nhớ và dễ hình dung để có thể tìm lại dễ dàng. Chọn thư viện thích hợp để lưu, bạn có thể lưu cùng với thư mục chứa bức ảnh bên trên hoặc thư mục khác, tùy sở thích.
Sau khi đã điền đủ thông tin, bạn nhấn chọn biểu tượng check, giống chữ v phía trên cùng để lưu lại. Chúng ta sẽ dùng tổ hợp màu này để tạo màu sắc cho bản vẽ của bạn.
Bước 6: Tạo chuyển động cho bản vẽ của bạn
- Mở phần mềm Animation, nhấn chọn CC Librarie, kéo thả bản vẽ của bạn vào màn hình làm việc.
- Khi thả bản vẽ, bạn lưu ý nên nhấn chọn Import all paths to the same layer and frame để nó giữ nguyên bản vẽ của bạn trong cùng một layer.
- Để bỏ phần chọn các đường Path, bạn nhấn chọn Modify -> Break Apart (Ctr+B).
- Để tô màu cho bản vẽ, bạn nhấn chọn Paint Bucket Tool (K), có biểu tượng xô màu trên thanh công cụ.
- Chọn tổ hợp màu bạn vừa lưu hoặc tổ hợp màu có trong thư viện, tích vào từng màu bạn muốn để tô cho các chi tiết.
- Sau khi tô màu xong, bạn nhấn chọn Lasso Tool trên thanh công cụ, khoanh vùng chi tiết bạn muốn tạo các chuyển động. Nhấn chọn Modify -> Convert to Symbol, đổi tên và nhấn ok để lưu lại.
- Nhấn chọn Selection Tool, chọn tất cả các vùng cần tạo chuyển động, nhấn chuột phải chọn Distribute to layer để phân ra từng phần cho từng chuyển động riêng lẻ (ví dụ: tay, chân, đầu, thân, mắt,...)
- Ở vùng Timeline, nhấn chọn mốc frame mà bạn muốn tạo. Chọn Insert -> Timeline -> Frame.
- Tạo các chuyển động. Đây là phần đòi hỏi khá nhiều sự tập trung, quan sát và kỹ năng nếu bạn muốn tạo những chuyển động chuyên nghiệp và chân thực nhất. Nhưng đừng nản, bạn có thể luyện tập dần để thành thục hơn nhé!
- Lưu lại và hưởng thụ thành quả.
Và đây là kết quả của bức vẽ trên:
Hy vọng sau bài hướng dẫn này, bạn sẽ hiểu được cơ bản việc tạo chuyển động cho một bức ảnh, cám ơn bạn đã theo dõi!
Bạn có thể theo học khóa Shape Animation đỉnh cao để hiểu thêm về cách tạo chuyển động bằng Shape với Adobe After Effcet.