Phần 2: 5 bài tập tiếp theo 5 bài tập tiếp theo về sự khác nhau giữa nhìn và hiểu. Các bài tập sau đây nâng cao hơn một chút so với c...
Phần 2: 5 bài tập tiếp theo
5 bài tập tiếp theo về sự khác nhau giữa nhìn và hiểu.
Các bài tập sau đây nâng cao hơn một chút so với các bài tập trong Bài tập nhập môn cho người mới Phần 1, và tôi hy vọng bạn sẽ thấy chúng thú vị không kém!
Chúng ta sẽ tập trung vào các khía cạnh khác nhau của việc quan sát để tăng cường tư duy trực quan của chúng ta.
Bài tập 1: Không gian âm (Negative Space / White Space)
Vẽ lại những khoảng trống ở giữa của mọi vật thể.
Bạn có thấy khoảng trống ở tay cầm của cái ly (cốc, tách) bạn đang cầm không? Bạn có nhìn thấy hình thù kỳ lạ giữa những ngón tay của bạn? Hãy nhìn xung quanh và tìm những thứ có khoảng trống ở giữa chúng nó. Sau đó vẽ lại chúng trên giấy.
Chúng ta có xu hướng nhìn thấy - và vẽ - những gì chúng ta đã biết. Kia là một chiếc xe hơi, đây là ngôi nhà, đó là con mèo của tôi,... Lúc chúng ta cố gắng để nhận ra mọi vật thể thì điều này lại khiến cho ta không chú ý đến hình dạng thật sự của chúng. Vì vậy, khi chúng ta tập trung nhìn những khoảng trống giữa các vật thể, là chúng ta đang đánh lừa nhận thức của mình vào việc nhận ra hình dạng thật sự của vật thể đó.
Mẹo: Kiểu thiết kế cho biết về tầm quan trọng của không gian âm. Hãy chú ý đến khoảng trắng giữa các chữ cái để quan sát và nhận ra các đặc điểm của kiểu chữ!
Bài tập 2: Dynamic drawing - quan sát chuyển động
Trong bài tập này, chúng ta sẽ nắm bắt sự chuyển động của những vật thể bằng những nét phác thảo nhanh.
Khi bạn vẽ con người - ngay cả khi họ đang đứng yên, điều vô cùng quan trọng ở đây là việc mang đến cho người xem cảm giác nó đang chuyển động và các lực tác động lên cơ thể.
Quan sát và vẽ lại đặc trưng của các chuyển động trong một bối cảnh nào đó sẽ giúp cho bản vẽ của bạn trở nên sống động. Chúng được xem là giai điệu của một bức tranh. Có thể phác thảo nhanh các bản vẽ dynamic nhưng tuyệt đối không được sơ sót bất cẩn.
Lưu ý: Một số người thích gọi đây là “gesture drawings”, tuy nhiên, tôi thích thuật ngữ dynamic drawing hơn vì chúng cho thấy sự chuyển động (dynamic).
Bài tập 3: Foreshortening - quan sát trong phối cảnh
Tìm các vật thể có dạng hình hộp, quan sát đường vanishings và vẽ lại chúng!
Trong phần bài tập trước, chúng ta đã thực hành vẽ một khối lập phương bằng cách vẽ đường horizon và xác định hai điểm vanishing. Một đường horizon có thể giúp tầm mắt của chúng ta xác định được tiêu điểm. Các điểm vanishing có thể giúp ta vẽ lại kỹ thuật Foreshortening (một kỹ thuật được sử dụng trong phối cảnh để tạo ra ảo ảnh của một vật thể lùi sâu vào hậu cảnh) thích hợp của các bên.
Lần này chúng ta sẽ làm theo một cách khác - khám phá các đường chéo trong các vật thể hình khối.
Tìm một vật thể hình khối và quan sát foreshortening hình dạng của hộp. Hãy dành thời gian của bạn. NHÌN vào nó! Bạn có thấy cái cách mà các điểm của hình khối hội tụ về phía đường vanishing point không?
Tìm một vật thể hình khối và quan sát foreshortening hình dạng của hộp. Hãy dành thời gian của bạn. NHÌN vào nó! Bạn có thấy cái cách mà các điểm của hình khối hội tụ về phía đường vanishing point không?
Bây giờ, vẽ một khung bất kỳ của vật thể hình hộp mà bạn thấy. Bạn không cần phải xác định horizon hay vanishing points. Đoán xem đại khái là chúng sẽ nằm ở đâu và vẽ các đường hội tụ cho phù hợp. Tìm thêm những vật thể có dạng hình hộp với nhiều kích thước khác nhau và tập vẽ lại chúng.
Bài tập 4: Tỷ lệ - quan sát mặt phẳng
Thuật ngữ “tỷ lệ” mô tả mối quan hệ của các kích cỡ. Trước khi cầm bút bắt đầu vẽ, thuật ngữ này sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao rất khó để so sánh kích thước của các vật thể ở các khoảng cách khác nhau. Những thứ ở xa hơn sẽ nhìn nhỏ hơn rất nhiều. Chúng ta đã được học cách tính khoảng cách khi so sánh kích thước.
Có một sự khác biệt giữa kích thước mà chúng ta nhìn thấy (what we see) và kích thước thực mà chúng ta nhận biết (what we know). Những ảo ảnh quang học lâm sàng như thế thể hiện sức mạnh nhận thức của chúng ta. Bộ não của chúng ta lấy manh mối chỉ từ một vài đường chéo, xây dựng một không gian ảo và tự tính toán. Trong không gian dưới đây, người đàn ông ở phía bên phải sẽ cao hơn:
Cơ chế bù trừ này rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng nó làm cho việc ước tính và so sánh các kích thước chúng ta cần có trong bản vẽ của mình trở nên khó khăn hơn. Để có được kích thước phù hợp trên giấy thì chúng ta phải bỏ đi kích thước thực tế để vẽ lại kích thước chúng ta đang thấy. Chúng ta đều biết rằng người ở xa hơn không có nghĩa là họ nhỏ hơn so với người ở gần, nhưng chúng ta buộc phải vẽ họ nhỏ hơn để cho thấy khoảng cách của họ.
Có những thủ thuật để vượt qua sự xao lãng và quan sát mặt phẳng. Một trong số đó là đo tỷ lệ bằng bút chì, giữ bàn tay ở một khoảng cách không đổi so với mắt và đo lại tỷ lệ "mặt phẳng" bằng thân bút.
Một thủ thuật khác là "đóng khung" những gì chúng ta đang quan sát. Nó giúp chúng ta nhìn thấy được toàn cảnh những gì chúng ta sẽ vẽ lại trên giấy, và so sánh chúng đúng cách.
Tôi khuyên bạn nên nhìn thế giới qua một ô cửa sổ. Khung cửa sổ đóng vai trò là một tham chiếu để tìm ra ví dụ, nơi cái cây sẽ được đứng trong bức tranh hoặc chiều cao của ngôi nhà đó là bao nhiêu,...
Bài tập 5: Độ sâu - quan sát lớp chồng.
Vẽ một loài thực vật!
Có những thú vui kiểu như dành những giây phút yên bình đắm chìm trong thiên nhiên và vẽ vời. Có điều, đôi lúc chúng lại đòi hỏi rất nhiều sự tập trung. Chúng ta cần tập trung để tránh khỏi việc vẽ lại những loài thực vật quá tượng trưng và đơn điệu.
Tuy nhiên, sự phức tạp của thiên nhiên đôi lúc có thể bị áp đảo. Tôi đưa ra một lời khuyên nhỏ như thế này, bạn chọn một chi tiết nhỏ của cây, bắt đầu với một chiếc lá chẳng hạn và vẽ lại nó. Từ chiếc lá này sang chiếc lá khác. Và khi bạn vẽ một chiếc lá hoặc thân cây, hãy đảm bảo đã xem xét toàn bộ hình dạng, thậm chí cả những phần bị che khuất. Những lớp chồng chất sẽ tạo ra một cảm giác thỏa mãn về chiều sâu.
Mặc dù chúng ta muốn vẽ một cách chính xác nhất có thể, nhưng hãy nhớ rằng mỗi bản vẽ là một sự trừu tượng. Và giống như một câu chuyện hay, nó phải có lý chứ không phải lúc nào cũng chăm chăm vào sự chính xác. Vì vậy, khi các hình dạng chồng lên nhau một cách không rõ ràng, thường là một ý tưởng tốt để làm rõ sự mơ hồ như vậy cho người xem.
Thoát khỏi cái bẫy "symbol" (biểu tượng)
Những bài tập trên đây giúp chúng ta thoát khỏi tư duy nhận ra vật thể và thay vào đó là quan sát hình dạng của chúng. Hy vọng các bạn có thể thích nó!
Bạn có thể xem lại: Bài tập nhập môn cho người mới Phần 1