Bài tập nhập môn cho người mới Phần 1

Tôi luyện khả năng nhanh nhạy của đôi tay và tư duy của đầu óc cho người mới bắt đầu.

Phần 1: 6 bài tập cho người mới

Kỹ năng của nghề vẽ bao gồm 2 điều: bạn học cách điều khiển đôi tay và cách quan sát.

Mẹo: Đối với 6 bài tập sau đây, tôi khuyên bạn nên chuẩn bị thêm một cây bút và một tờ giấy (ví dụ tờ A5).

Cre: Ralph Ammer

Hai bài tập giúp tôi luyện sự khéo léo

Hai bài tập đầu tiên là về việc điều khiển đôi tay của bạn. Chúng ta sẽ gầy dựng cơ bắp và rèn luyện khả năng phối hợp giữa tai và mắt. Những bài tập cho cơ bắp như thế này rất tốt cho những người mới bắt đầu. Sau này, bạn có thể sử dụng chúng để test thử những cây bút mới mua hoặc muốn mua; có thể dùng để khởi động hoặc những lúc bạn chưa biết mình muốn vẽ cái gì. Đây cũng là những bài tập giúp bạn thư giãn đầu óc đấy!

Bài tập 1: Vẽ những vòng tròn - càng nhiều càng tốt!

Vẽ những vòng tròn với nhiều kích cỡ khác nhau trên cùng một tờ giấy cho đến khi không còn chỗ trống nữa thì thôi. Phải chắc chắn rằng chúng không được trùng nhau hoặc chồng lên nhau nhé!


Vẽ những vòng tròn không dễ như bạn tưởng. Bạn có để ý thấy những vòng tròn càng lớn càng khó vẽ hơn không? Hãy thử luyện tập theo hai hướng cùng chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, vẽ thật nhiều.

Mẹo: Nếu bạn thấy mỏi tay và có dấu hiệu chuột rút, hãy lắc tay để thả lỏng. Đây là một bài tập dành cho đôi tay của chúng ta giúp nó thoải mái hơn.

Bài tập 2: Hatching (Đánh nét đơn) - sự thú vị về bố cục

Lấp đầy tờ giấy bằng những nét đơn song song.


Vẽ các đường chéo sẽ dễ dàng hơn đối với chúng ta vì chúng đi theo hướng chuyển động cổ tay của chúng ta. Bạn có để ý cách người thuận tay trái thích làm ngược lại so với người thuận tay phải không? Hãy thử nhìn vào bức tranh của người họa sĩ à bạn yêu thích (trong trường hợp của tôi là Leonardo) và đoán xem họ dùng tay nào để vẽ!


Hãy đảm bảo rằng bạn tập vẽ nét từ nhiều hướng. Thử đánh nét từ nhiều góc độ và quan sát chúng. Đừng xoay tờ giấy để vẽ, bởi lẽ vấn đề bạn cần quan tâm là để đôi tay của bạn làm quen với nhiều hướng khác nhau của tờ giấy.

Chúng ta đã rèn luyên đôi tay rồi, giờ là lúc cần rèn luyện đôi mắt của bạn.

Trực giác - Khả năng quan sát

Hội họa chủ yếu là cách bạn quan sát và hiểu những gì bạn đã nhìn thấy. Hầu hết chúng ta thường cho rằng những thứ mà chúng ta nhìn thấy cũng giống như những gì người khác nhìn thấy, tuy nhiên, quan sát là một kỹ năng à bạn có thể tôi luyện. Bạn vẽ càng nhiều, thứ bạn thấy càng chi tiết hơn. 4 bài tập tiếp theo đây sẽ giúp bạn quan sát tốt hơn.

Bài tập 3: Đường viền - Cho tôi xem tay nào

Bạn có thấy những đường nét vô cùng quyến rũ trên bàn tay của mình không? Hãy vẽ lại chúng trên một tờ giấy. Không cần phải vẽ lại toàn bộ bàn tay của bạn. Chỉ cần chọn những phần mà bạn cảm thấy đáng yêu rồi vẽ lại thôi.


Dù là bạn vẽ người, vẽ một cái cây hoặc là một loài động vật mà bạn yêu thích, thì những đường viền này chính là thứ giúp bạn định hình một cơ thể hay một đối tượng nào đó giúp mọi người có thể nhìn ra được đây là thứ gì. Cái khó ở đây là việc chỉ vẽ vài nét đặc biệt nhưng có thể giúp mọi người nhận ra ngay từ những nét đầu tiên đó.

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đã biết hình dạng của một vật thể thì việc xem xét lại để khám phá ra những chi tiết mới hơn là điều nên làm.

Bài tập 4: Chiaroscuro - sự phối hợp giữa ánh sáng và bóng tối

“Hội hoạ chỉ là hiệu ứng gây bởi ánh sáng và bóng tối, tức chiaroscuro.” - Leonardo da Vinci.

Kỹ thuật chiaroscuro (chiaro là sáng, oscuro hay scuro là tối, tiếng Ý) là kỹ thuật nền tảng giúp tạo ra trên một bề mặt hai chiều ảo giác nổi về hình khối do ánh sáng phản xạ trên người, vật, nhằm mô phỏng các hiệu ứng mắt người nhìn thấy trong không gian thực ba chiều. (Theo Nguyễn Đình Đăng).

Bố trí một tấm vải và vẽ lại chúng. Bắt đầu vẽ từ những nếp gấp khúc của tấm vải và sử dụng đánh nét đơn (hatching) để đánh khối tạo ra sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối.


Bài tập này sẽ cung cấp cho bạn một ít kiến thức về ánh sáng và bóng tối. Tôi phải thừa nhận rằng điều này không phải là thứ dễ dàng và rất có thể bạn cần phải học thêm những hướng dẫn nâng cao nữa. Hãy nhớ rằng: Bài tập này không phải là làm cách nào để vẽ thật hoàn hảo. Tấm vải chỉ mang mục đích làm nền tảng để bạn thử vận dụng bài tập đánh nét (hatching) trước đó và cảm nhận cách bạn có thể tạo ra phần sáng tối mà chỉ cần dựa vào đôi tay của bạn.

Mẹo: Bạn có thể đánh những nét cong để điều chỉnh theo hình dạng của tấm vải và những nét chéo để làm nổi bật các vùng tối hơn khiến nó trông như kết cấu của một tấm vải dệt.


Mẹo: hãy nheo mắt của bạn lại một chút khi vẽ, bạn sẽ thấy mọi thứ mờ dần đi. Lúc này, bạn cũng sẽ nhìn thấy được sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối có trên tấm vải.


Sắp đặt nguồn sáng là một cách tuyệt vời để thể hiện được những thành phần quan trọng trong một bức tranh. Hãy thử nhìn vào bức tranh của Rembrandt hoặc Georges de la Tour. Và lần tới khi bạn xem một bộ phim, hãy chú ý đến những hiệu ứng ấn tượng đạt được với sự sắp đặt ánh sáng và bóng tối của đạo diễn.

Bài tập 5: Phối cảnh - bị mất trong không gian

Hãy cùng nhau vẽ một số hình khối! Chỉ cần làm theo các bước đơn giản dưới đây.


Bản vẽ phối cảnh về cơ bản là phép chiếu của không gian 3D trên bề mặt 2D (chính là mảnh giấy của bạn).

Xây dựng một bản vẽ có phép phối cảnh cần có một chút khoa học và không thể nào tóm gọn chi tiết trong phạm vi của một bài viết online như thế này được. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm được sự thú vị với một kỹ thuật đơn giản mang lại cho chúng ta cảm giác trực quan về sự kỳ diệu của phép vẽ phối cảnh:

Bước 1: Vẽ một đường ngang. Đây là đường horizon (đường chân trời) trong bản vẽ của bạn.



Bước 2: Xác định hai điểm trên đường horizon gần mép giấy. Đây là hai điểm Vanishing của bạn.


Bước 3: Vẽ một đường thẳng đứng bất kỳ.


Bước 4: Nối hai đầu của đường thẳng đứng với cả hai điểm vanishing.


Bước 5: Vẽ thêm hai nét dọc như thế này.


Bước 6: Nối chúng với điểm vanishing.


Bước 7: Bây giờ dùng bút line hoặc loại bút có màu đậm hơn bất kỳ nếu bạn không có để tô đậm khối lập phương. Và xong rồi!


Lập lại từ bước 3 đến bước 7 bao nhiêu lần tùy thích. Bạn thậm chí có thể tăng thêm độ mạo hiểm bằng cách đánh nét cho khối lập phương này.



Mẹo: Khi bạn vẽ các đường cắt nhau, hãy vẽ các nét chồng lên và đi quá hơn một chút. Các hình dạng sẽ được xác định tốt hơn.


Nắm vững các kiến thức vẽ phối cảnh sẽ cung cấp cho bạn sức mạnh để tạo ra ảo ảnh về chiều sâu. Nhưng quan trọng nhất, bạn giúp bộ não của mình có thể tư duy theo các chiều không gian. Vì thế, ngay cả khi bạn chọn vẽ hình "phẳng" hay là gặp phải sự hỗn độn với các nguyên tắc của phép vẽ phối cảnh thì việc hiểu phép vẽ phối cảnh là một trong những kỹ năng vẽ quý giá nhất bạn có thể học.

Bài tập 6: Bố cục

Vẽ 5 hình khác nhau của một vật thể. Mỗi lần vẽ thì bố trí các vật thể này ở những nơi khác nhau.


Bố cục là một công cụ tuyệt vời để truyền tải một thứ gì đó chỉ với một bản vẽ, định hình ý nghĩa hoặc thông điệp của nó.

Để hiểu cách thức hoạt động của nó như thế nào, chúng ta phải nhớ rằng nhận thức của chúng ta đã được định hình bởi những trải nghiệm hàng ngày. Ví dụ, đối với chúng ta các đường ngang và dọc dường như có nhiều điểm ổn định hơn so với các đường chéo bởi nó khiến chúng ta cảm thấy rằng nó có thể ngã xuống bất cứ lúc nào. Và khi chúng ta nhìn thấy một hình khối lớn màu đen nào đó nằm ở phía dưới, chúng ta thường có xu hướng cho rằng nó rất nặng nề.


Khi bạn thử sắp đặt các bố cục khác nhau của cùng một vật thể trên một tờ giấy, hãy chú ý đến cách mà nó khiến ý nghĩa và hàm súc bị thay đổi.

Name

AfterEffects,5,Animal,312,Animation,19,Anime,301,App,4,Architecture,4,Artist,28,Artwork,58,Blender,2,Blocking-in,1,Calligraphy,1,Cartoons,563,Chibi,55,Christmas,93,ClipStudio,1,Comic,26,Creativity,13,Digital,46,DIY-Handmade,9,Fanart,1,fashion-design,19,FireAlpaca,1,Foods,32,Games,52,Halloween,39,Human,14,Idea,5,Illustrator,1,Kid,480,Knowledge,65,Landscape,4,Maya,8,Medibang,1,News,60,One-Point,2,PaintTool-SAI,6,Payment,4,Perspective,10,Photoshop,54,Picsart,8,Plans,115,Series,36,Software,90,Stuff,71,Tips,49,Toplist,14,Tutorial,1397,Two-Point,3,Video,21,Wallpapers,20,watercolor,28,Xe,90,
ltr
item
Vẽ Từng Nét Nhỏ: Bài tập nhập môn cho người mới Phần 1
Bài tập nhập môn cho người mới Phần 1
Tôi luyện khả năng nhanh nhạy của đôi tay và tư duy của đầu óc cho người mới bắt đầu.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhuIkufnXozcGO1Ph9cSXUvGz7Z90YPz_O96aKQs4E6KpsNyV_xz3WtQda4RmweLMU48Hg6ILTEqJCkgHdEZEqKzgoEZiVTy2rwOWF4qIoNSnk8s7IBg7uu8z0qXw7pTod5tJiDDI-Z/s1600/1.gif
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhuIkufnXozcGO1Ph9cSXUvGz7Z90YPz_O96aKQs4E6KpsNyV_xz3WtQda4RmweLMU48Hg6ILTEqJCkgHdEZEqKzgoEZiVTy2rwOWF4qIoNSnk8s7IBg7uu8z0qXw7pTod5tJiDDI-Z/s72-c/1.gif
Vẽ Từng Nét Nhỏ
https://vetungnetnho.blogspot.com/2019/08/bai-tap-nhap-mon-cho-nguoi-moi-phan-1.html
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/2019/08/bai-tap-nhap-mon-cho-nguoi-moi-phan-1.html
true
8997137301902694180
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content