cách vẽ cây, cách vẽ cây trong anime, cách vẽ cây trong phim hoạt hình
Cây cối là một phần phổ biến của cảnh quan. Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống – một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Cách vẽ cây sồi |
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau.
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.
Hãy thử tưởng tượng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.
Ở phạm vi hướng dẫn này, chúng ta sẽ không nhìn thấy từng chiếc lá rõ ràng, thay vào đó là chúng ta sẽ thấy từng cụm lá riêng lẻ khác nhau. đây chính là chìa khóa để chúng ta tiến hành vẽ những cái cây dù là làm nền hay là vật chính trong một bức tranh. Trong việc vẽ cây, chúng ta sẽ bắt đầu với những cụm lá gần với mình nhất, sau đó thêm cành và thân cây, và cuối cùng là hình dạng của các khối lá ở phía sau cây. Điều này giúp chúng ta mô tả chiều sâu bằng cách có một loạt các lớp chồng chéo có chủ ý. Hãy thử sao chép lại bài hướng dẫn này sau đó sử dụng những ý tưởng mà bạn thích để vẽ lại những cái cây gần nơi bạn sống. Vẽ lại những cái cây thật sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy và có thêm nhiều ý tưởng cho những tác phẩm của bạn sau này.
Bước 1: Đầu tiên, chúng ta phác thảo hình dạng sơ bộ của cái cây mà chúng ta cần vẽ. Điều này giúp chúng ta đảm bảo có được tỷ lệ tổng thể của cây, chiều cao của thân cây, chiều rộng và chiều dày của tán cây.
Bước 2: Bây giờ, vẽ các cụm lá gần với phái bạn nhất. Vẽ các đường lởm chởm tạo cảm giác của các cụm lá để không phải vẽ từng chiếc lá. Hãy nhớ rằng phải vẽ các cụm lá có kích thước khác nhau chứ đừng vẽ đồng đều quá tạo cảm giác không thực.
Bước 3: Vẽ thân cây từ trên xuống dưới, nối các nhánh cây lại với nhau và vẽ to dần về phía dưới gốc. Hãy quan sát những cái cây thật để hiểu rõ hơn về các nhánh cây bởi lẽ những cái cây trong tưởng tượng của chúng ta thường quá đơn giản.
Bước 4: Thêm những tán lá phía sau cành và thân cây. Sự chồng chéo của các khối lá và cành cho ta thấy được độ sâu của cây.
Bước 5: Vẽ thêm các khối lá nhỏ ở trong các khối lá lớn. Nhớ là không vẽ các khối lá này cùng kích thước và hình dạng.
Bước 6: Thêm bóng vào mặt dưới của khối lá. Để lại một vành ánh sáng ở đỉnh của cụm lá phía trên. Hình dạng của các vùng bóng này sẽ thay đổi tùy thuộc vào góc của bạn với mặt trời và thời gian trong ngày. Hãy vẽ những gì mà bạn quan sát thấy chứ đừng vẽ những gì mạ bạn nghĩ.
Bước 7: Thêm bóng cho thân cây và cành cây. Ở một số chỗ bạn sẽ thấy những thân cây sáng màu trái lại với những chiếc lá sẫm màu, ở những điểm khác bạn sẽ thấy những thân cây tối màu trên nền sáng hơn.
Bước 8: Điều chỉnh các tông sáng tối của phần bóng nếu cần thiết. Ở đây tôi nghĩ rằng những cành cây dường như quá tối so với tán lá nên tôi đánh các phần bóng cho tối hơn chút.
Bước 9: Bạn có thể để bức tranh theo kiểu chì đen trắng như trên hoặc thêm màu đều được. Nếu bạn muốn vẽ màu, phần sáng hơn trong khối lá thì dùng màu xanh nhạt và xanh đậm cho phần tối hơn.
Bước 10: Thêm background nếu bạn thích.
Vậy là xong rồi, cách vẽ cây.
Cre: John Muir Laws