Marco Bucci - Hòa khối - 10 phút để vẽ tốt hơn - phần 1

Marco Bucci - Hòa khối - 10 phút để vẽ tốt hơn - phần 1

Bạn muốn trở thành họa sĩ hoặc nghệ sĩ digital giỏi hơn? Thế thì loạt bài này là dành cho bạn! Mỗi phần trình bày một bài học ngắn, vui nhộn, sẽ cung cấp cho bạn những kĩ thuật làm cho bức tranh mạnh mẽ hơn. Tôi đang lên kế hoạch cho 5 phần của loạt bài.



Đã đến lúc lấy đồng hồ và cọ vẽ ra để sẵn sàng cho tập đầu tiên của Học 10 Phút - Vút Lên Cao!

Tôi là người đồng hành cùng bạn -- Marco Bucci.

Mỗi tập sẽ có các phần như sau:
  • Phần 1 là một bài giảng ngắn gồm các ví dụ, nhằm dẫn dắt vào chủ đề.
  • Phần 2 là phần minh họa cách ứng dụng lý thuyết vào thực hành.
  • Phần 3 là phần tóm tắt với một số kết luận.
Richard Schmid từng nói rằng họa sĩ thực ra không nhìn thấy nhiều chi tiết hơn những người bình thường. Mà họ nhìn thấy ít hơn. Tập này là về việc hòa lẫn các mảng.

Chắc bạn đã từng được khuyên là nên vẽ đơn giản, phải không? Việc hòa lẫn các mảng lại với nhau chính là một trong nhiều cách để đơn giản hóa tranh vẽ đấy. Tôi mê những bức tranh khắc axit này của Anders Zorn. Chúng khắc họa ánh sáng, nhân vật, không khí, và bố cục một cách mạnh mẽ. Thế nhưng mà phương tiện truyền đạt lại rất thô sơ: chỉ là một đám vết gà bới nằm trên giấy. Zorn là bậc thầy về sự đơn giản hóa và hòa lẫn các mảng. Và đó chính là công cụ mà ông ấy sử dụng để đạt được đẳng cấp cao như thế. Để tôi giải thích thêm bằng một ví dụ cực kì đơn giản. Tôi sẽ đặt bốn vật đơn giản vào tranh này. Những vật này được chiếu sáng, do đó chúng sẽ đổ bóng. Vậy là xong một bức tranh rồi đấy! Nhưng nó chẳng có gì thú vị cả, phải không nào? Trông nó chẳng khác nào một bức tranh chán ngắt do máy tính vẽ nên; trông chẳng giống ánh sáng gì cả. Tại sao vậy nhỉ?

Hãy đếm số lượng các mảng: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín. Tôi phải vẽ tới chín mảng chỉ để vẽ bức này ư? Trời đất, thật quá tham lam! Để xem liệu chúng ta có thể đơn giản hóa nó bằng cách hòa lẫn các mảng này với nhau không. Tôi sẽ sao lại bức tranh này; bạn hãy xem nó dần trở nên đơn giản hơn. Vẫn là bức tranh ấy, nhưng các mảng đã được hòa lẫn vào nhau. Giờ hãy đếm số mảng trong bức mới này. Một mảng cho cả chỗ này. Hai, ba, và bốn! Tôi vừa giảm quá nửa số mảng đấy.

Hòa lẫn các mảng giúp làm giảm lượng thông tin. Tôi biến các mảng của các vật trong tranh thành một mảng lớn hơn. Lúc này số chi tiết cần nhìn đã ít đi. Một cách trình bày đơn giản và hiệu quả hơn. Việc đơn giản hóa giúp truyền đạt được cái không khí của tranh. Không khí của tranh - nghệ thuật là ở chỗ đó.

Hãy ngắm tác phẩm tuyệt vời này của Dean Cornwell. Tôi đã chuyển nó thành đen trắng để phục vụ cho mục đích của bài học hôm nay. Đây, hãy nhìn khu vực này. Tôi muốn các bạn thấy được giá trị của việc ông Cornwell cố tình bỏ bớt chi tiết bằng cách hòa lẫn các mảng lại với nhau. Trông như một nửa bức tranh chỉ còn đúng một mảng. Chúng ta không thấy quần hay thắt lưng hay nút áo gì cả. Chỉ là một mảng tối lớn.

Nó ngầm cho người xem biết rằng khu vực này không quan trọng. Thay vào đó, họ cần nhìn khuôn mặt nhân vật, vì đó là nơi thể hiện cảm xúc và tính cách. Và ngay cả khi chúng ta nhìn khuôn mặt này, dù ở đây có nhiều chi tiết hơn nhưng Cornwell lại áp dụng cùng một kỹ thuật. Hai phần ba khuôn mặt, cùng với cổ và áo, được hòa thành một mảng. Hòa lẫn các mảng còn giúp làm tăng tính bí ẩn và sự bí ẩn chính là đặc điểm của nhân vật này.

Hãy cùng ngắm bức Breathtaker của Walter Everett. Tôi đoán là nhiều người sẽ nói bức tranh này có rất nhiều chi tiết mà trong thuật ngữ của họa sĩ nghĩa là có rất nhiều mảng. Nhưng cá nhân tôi lại không cho là như vậy. Hãy xem tôi dùng filter để làm nó đơn giản hơn.

Thực chất bức tranh chỉ là các mảng sáng tối được hòa vào nhau và được tỉa tót một cách cẩn thận mà thôi. Tôi cho rằng mọi thứ nằm trên đường màu đỏ này là một mảng tối liên tục tạo nên cái xương sống của tác phẩm. Và tất nhiên bạn cũng có thể hòa lẫn các mảng sáng nữa.

Đây này, cái mảng lớn này chính là khăn trùm và khuôn mặt của những người phụ nữ. Vậy là Richard Schmidt đã đúng: với các mảng hòa vào nhau, họa sĩ nhìn thấy ít hơn những gì thực sự hiện hữu. Nhưng cái ông ấy không nói, đó là vẽ đơn giản thực ra khó hơn rất nhiều. bởi vì nó bắt chúng ta phải làm một điều tréo ngoe đó là thể hiện một cái gì đó, không phải bằng cách tả y hệt, mà bằng cách bỏ bớt chi tiết.

Tôi sẽ minh họa quá trình vẽ bức tranh sau đây cho các bạn xem. Tôi chọn chủ đề này vì nó phức tạp. Ở đây có sáu bảy con thuyền mặt nước, hình ảnh phản chiếu, nhà cửa, con người, phối cảnh không gian - không thiếu thứ gì. Nếu ví dụ lúc nãy có 9 mảng thì bạn nghĩ xem chúng ta phải vẽ biết bao nhiêu nghìn mảng trong một bức tranh như thế này?

Trong lúc xem tôi vẽ bức này, hãy chú ý những khu vực sáng và tối để xem những mảng nào được bỏ bớt để đạt được sự trình bày rõ ràng hơn. Thực ra khi vẽ tranh, tôi luôn hướng đến việc hòa lẫn các mảng. Mặc dù tối biết trong tranh sẽ có thuyền, người và nhà cửa nhưng đầu tiên tôi chỉ muốn chia các mảng sáng và tối, như tôi đang làm đây. Tôi muốn một cách thể hiện trừu tượng và bức tranh này sẽ được thể hiện như thế. Tôi biết rằng tôi sẽ hòa lẫn các mảng trong các khu vực sáng tối lớn này.

Bạn thấy đấy, chủ đề của tranh hóa ra lại là thứ yếu. Tôi tin rằng ngay cả một bức tranh chân thực nhất vẫn phải là một tác phẩm trừu tượng cái đã bởi vì người họa sĩ phải luôn xử lý những mảng bị tách biệt khỏi thực tế. Nhưng như vậy mới thú vị! Đólà cảm xúc khi đứng trước một thứ gì đó.

Tôi không cần phải chỉ cho bạn thấy từng khung cửa sổ. Mà tôi chỉ cần khơi gợi và muốn bạn là một phần trong trải nghiệm đó. Tôi muốn bạn tự nhìn thấy chi tiết trong những mảng đã hòa làm một. Như thể tôi đang dẫn dắt bạn vào khung tranh. Và tôi đang kích thích trí tưởng tượng của các bạn bằng cách hòa lẫn các mảng một cách trừu tượng. Bạn có thấy những nét cọ tả chất liệu tôi sử dụng không? Tôi thấy việc vẽ bên dưới phần chất liệu đó rất hiệu quả. Vì nó giúp tôi thoát ra khỏi lối vẽ từng chi tiết một, mà thay vào đó đi theo hướng trừu tượng hơn.

Nếu bạn muốn vẽ từ trí tưởng tượng của mình, thì đây là hướng đi thích hợp. Bây giờ bạn có thể thấy những con thuyền bắt đầu nổi bật lên và chắc bạn cũng đã nhận ra nơi con thuyền chạm vào hình ảnh phản chiếu dưới nước - những mảng đó biến mất và hòa vào nhau. Thậm chí mấy con thuyền còn có vẻ như hòa vào những căn nhà. Nếu bạn nhìn con thuyền thứ ba từ dưới đếm lên bạn sẽ thấy nó được hòa lẫn vào căn nhà. Tôi cho đó là thú vị. Tôi không cần phải chỉ cho bạn biết mũi con thuyền ở đâu, nhưng bạn vẫn thấy nó.

Bộ não con người rất tuyệt vời. Nó tự động điền vào các mảng khi chúng ta quan sát thực tế. Niềm tin của tôi vào phương pháp này còn được củng cố bởi một sự thật rằng việc tự động điền mảng là một phần trong tâm lý con người. Khi bạn đang đi ngoài đường, thực chất bạn không thể thấy hết mọi thứ. Thực ra có khi bạn chẳng thấy chút gì ấy chứ. Bạn chỉ thấy cái đang đứng ngay trước mắt bạn mà thôi. Bộ não của bạn tự động điền vào những thứ nằm xung quanh. Nó xảy ra mọi lúc. Và khi bạn vẽ, nó tương đương với việc hòa lẫn các mảng và cho người xem ít thông tin hơn, như tôi đã giải thích. Bằng cách diễn tả ít đi, chúng ta lại truyền đạt được nhiều hơn.

Để tôi giải thích thêm. Nếu tôi vẽ từng chi tiết một trong bức tranh này, y hệt như ngoài thực tế. Tôi sẽ đánh mất cảm giác về nơi này. Tôi sẽ không khắc họa được nó nữa. Nó giống như việc đọc một cuốn sách giáo khoa vậy. Trong khi đó, nếu tôi hòa lẫn các mảng lại với nhau, và cố gắng thể hiện cảm xúc của tôi về nơi này thì đó là tôi đang bỏ bớt các mảng để đạt được một thứ khác - một cảm xúc đồng điệu với người xem. Lúc này việc vẽ tranh mới thực sự mang tính sáng tạo, vì tôi là người có quyền lựa chọn hòa lẫn những mảng nào trong hàng nghìn mảng này.

Tôi vừa mới dùng filter posterize để đánh giá quá trình. Filter này giúp tôi thấy được các xu hướng sáng tối, và tôi biết được mình có đang đi đúng hướng hay không. Đó là cái mà bạn có thể sử dụng nếu như bạn vẽ máy. Ngay cả khi bạn vẽ tay, bạn vẫn có thể scan tranh, đưa vào Photoshop và kiểm tra. Tôi biết mình đang đi đúng hướng. Và tôi thích hướng phát triển này.

Tôi thích cách mà những cây cột này hòa vào mặt nước, mặt nước hòa vào con thuyền, con thuyền hòa vào những căn nhà. Thậm chí trong khung cảnh còn có dáng dấp những con người, thấp thoáng trong những mảng sáng tối. Tuy vậy, bạn vẫn phải chọn những khu vực chính, nơi mà các mảng phải rõ.

Hãy quan sát con thuyền thứ ba từ dưới lên, chỗ này này. Bạn có thể thấy mảng con thuyền nằm trên mảng sáng. Người xem cần có một thứ gì đó để hiểu. Do đó cần một khu vực thật rõ ràng, trong đó không hề có một sự hòa trộn nào giữa các mảng. Nó nói với bạn "Đây là một con thuyền." Và từ đó bạn biết được bối cảnh xung quanh, những thứ đã biến mất và hòa vào nhau. Tôi đã đi được một nửa bức tranh mà tôi đã vẽ trong khoảng một tiếng rưỡi. Điều tôi tâm đắc về việc hòa trộn mảng và tạo ra các mảng sáng tối lớn chính là việc nó tạo cho bạn một cấu trúc tổng thể trong quá trình bạn vẽ. Do đó tôi khi vẽ tôi không cần phải suy đoán gì cả. Vì tôi tự tin rằng tranh có lối trình bày trừu tượng sẽ có hiệu quả! Và tôi biết chắc rằng mọi thứ tôi vẽ trên cấu trúc này cũng sẽ hiệu quả.

Tôi cho rằng phần khó nhất của việc vẽ tranh chính là lúc bắt đầu. Khi ấy bạn phải đưa ra những quyết định lớn để dẫn dắt phần còn lại của quá trình. Nếu bạn không đưa ra được những quyết định ban đầu ấy, bạn sẽ gặp rắc rối về sau, khi rất nhiều mảng bắt đầu lẻn vào tranh và chúng không hề có một mục đích gì cả, khiến bạn cứ thế đi quẩn quanh. Đó là một trải nghiệm rất khó chịu. Do đó, nếu tôi biết những mảng nào tôi sẽ hòa lại với nhau và hiểu được tác dụng của nó lên cấu trúc tổng thể của tranh thì tôi có thể tự tin sáng tạo bởi vì tôi biết chắc rằng khi tôi bám vào cấu trúc ấy tôi sẽ tạo ra một bức tranh đẹp.

Và nhờ việc hòa mảng bạn có thể vẽ một bức tranh như thế này khá nhanh đặc biệt quan trọng khi bạn làm concept hay thứ gì đó tương tự. Đây là một cách suy nghĩ khác về mảng. Hãy hình dung chúng là mấy đứa bé khóc lóc mè nheo ở nhà trẻ tất cả đang khóc rống đòi bạn quan tâm trong khi đó bạn chỉ muốn được yên nhưng bạn chỉ có thể dỗ được ba đứa một lúc. Bạn sẽ làm gì với những đứa còn lại? Hừm... Bạn đã hiểu rồi đấy!

Cre: Mình không sở hữu bản dịch này, và cũng không biết tác giả bản dịch này là ai vì dưới mô tả video không có ghi. Thế nên nếu tác giả nhìn thấy hoặc biết ai là tác giả bản dịch, vui lòng liên hệ giúp mình với ạ!

Name

AfterEffects,5,Animal,312,Animation,19,Anime,301,App,4,Architecture,4,Artist,28,Artwork,58,Blender,2,Blocking-in,1,Calligraphy,1,Cartoons,563,Chibi,55,Christmas,93,ClipStudio,1,Comic,26,Creativity,13,Digital,46,DIY-Handmade,9,Fanart,1,fashion-design,19,FireAlpaca,1,Foods,32,Games,52,Halloween,39,Human,14,Idea,5,Illustrator,1,Kid,480,Knowledge,65,Landscape,4,Maya,8,Medibang,1,News,60,One-Point,2,PaintTool-SAI,6,Payment,4,Perspective,10,Photoshop,54,Picsart,8,Plans,115,Series,36,Software,90,Stuff,71,Tips,49,Toplist,14,Tutorial,1397,Two-Point,3,Video,21,Wallpapers,20,watercolor,28,Xe,90,
ltr
item
Vẽ Từng Nét Nhỏ: Marco Bucci - Hòa khối - 10 phút để vẽ tốt hơn - phần 1
Marco Bucci - Hòa khối - 10 phút để vẽ tốt hơn - phần 1
Marco Bucci - Hòa khối - 10 phút để vẽ tốt hơn - phần 1
https://i.ytimg.com/vi/Nap7dwHjD9Y/hqdefault.jpg
https://i.ytimg.com/vi/Nap7dwHjD9Y/default.jpg
Vẽ Từng Nét Nhỏ
https://vetungnetnho.blogspot.com/2020/03/marco-bucci-hoa-khoi-10-phut-e-ve-tot.html
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/2020/03/marco-bucci-hoa-khoi-10-phut-e-ve-tot.html
true
8997137301902694180
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content