Vùng sáng và vùng tối - WillKemp Series Phần 2

vùng sáng và vùng tối, cách vẽ quả táo, cách vẽ táo 3d, vẽ táo như thật, đánh bóng quả táo, phác thảo bóng của vật,

Phần 2: Đánh bóng cho bản vẽ


Trong series này, chúng ta sẽ đi vào lý thuyết của việc vẽ và đánh bóng cho các hình khối một cách đơn giản là tập trung vào phần tối, phần sáng và các cạnh. Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về lý thuyết. Thế nên, ở phần hai này chúng ta sẽ xem cái lý thuyết kia liệu có hiệu quả hay không bằng cách bắt tay đi vào thực hành vẽ một quả táo nhé!
Cre: Will Kemp

Hiểu được cách nguồn sáng của bạn hoạt động

Các đặc điểm khác nhau của ánh sáng khi chiếu vào một vật thể có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo của nó. Trong bài giảng này, tôi đã chuẩn bị một nguồn sáng duy nhất dùng để chiếu vào vật mẫu có sẵn để tạo ra một luồng sáng mà bạn có thể biết trước đường đi của nó.

Nguồn sáng đã được chuẩn bị ở đây cho thấy từng khu vực riêng biệt về sắc độ, phóng đại phạm vi sắc độ (Tonal Range) rộng nhất và nếu bạn là người mới bắt đầu, đó là cách đơn giản nhất để thấy sự khác biệt giữa các tông màu. Đèn của tôi có một bộ khuếch tán được gọi là Softbox.

Softbox cung cấp cho chúng ta một nguồn sáng, nhưng nguồn sáng này lại mềm mại hơn. Tại sao? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta trước tiên nên hiểu rõ về sự mềm mại (soft edges) vô cùng quan trọng của ánh sáng.

Tầm quan trọng của các cạnh cứng (hard edges) & mềm (soft edges)

Trong hình học, một cạnh là một đoạn thẳng nối hai đỉnh trong một đa giác, đa diện, hoặc trong một đa diện chiều cao hơn 3. Nói đơn giản hơn, một cạnh là nơi hai vật hoặc hai bề mặt gặp nhau.

Thuật ngữ 'cạnh cứng' có thể dùng để mô tả hai bề mặt rất cứng, chẳng hạn như mặt bàn có khối kim loại trên đầu hoặc phổ biến nhất là trong bản vẽ, chúng ta nói về cạnh cứng là một khu vực có độ sắc nét với nó hoặc tiêu điểm của bản vẽ.

Vì vậy, nó có thể là một đường rõ nét để chỉ ra những thay đổi về hình dạng hoặc góc cạnh. Hoặc đó có thể là một khu vực có độ tương phản cao (sáng và tối) để thu hút sự chú ý của người xem.

Một góc cạnh mềm mại thì liền mạch và có xu hướng tương phản thấp hơn. Để dễ hiểu hơn thì một cạnh mềm mại sẽ được vẽ theo cách hòa vào nền.

Trong nhiếp ảnh, ánh sáng thường có thể được gọi là hard light hoặc soft light. Hard light là ánh sáng gay gắt nên tạo ra bóng mạnh và các cạnh cứng hơn. Soft light thì lại rất là khuếch tán, tạo ra các bóng mềm hơn và các cạnh mềm hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn chụp ảnh ai đó một cách rực rỡ nhất, hãy dùng soft light. Còn nếu muốn tăng độ drama cho ảnh thì dùng hard light.

Đây là một thông tin khá hữu ích có thể sẽ làm thay đổi phong cách làm việc của bạn sau này. Vì vậy, với bản demo tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách để tạo độ mềm hoặc cứng cho các cạnh sáng.

Một trong những sai lầm thường xuyên nhất của người mới là thường giữ các cạnh có độ sắc nét như nhau. Nếu bạn có thể học cách thay đổi trọng lượng của đường kẻ và kết hợp các cạnh mềm mại hơn trong bản vẽ của mình, nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho tính chân thực và phong cách làm việc của bạn.

Các cạnh bóng

Dưới đây là hai bức ảnh để minh họa sự khác biệt tinh tế về cường độ bóng khi tôi thay đổi ánh sáng một chút. Cái đầu tiên thì sử dụng ánh sáng từ mặt trời, và bởi vì nó không khuếch tán nên ánh sáng mà nó tạo ra cứng hơn. Ngoài ra, hãy xem cách bạn có thể đánh giá vị trí của mặt trời thông qua chiều dài của bóng đổ và điểm sáng.


Cái ảnh thứ hai thì sử dụng một nguồn sáng mảnh nhẹ và ở vị trí cao hơn, thành ra, phần bóng nhẹ dịu hơn rất nhiều.


Hình trên là phần hình ảnh tham chiếu cuối cùng được sử dụng trong bài hướng dẫn này. Bạn nên tải về và lưu lại nếu cảm thấy khó nhớ hoặc dùng để nghiên cứu sau này nhé!

Chuẩn bị tại nhà

Nếu như bạn không thích lấy mẫu từ những bức ảnh trên mà muốn từ mình chuẩn bị vật mẫu và ánh sáng thì các bạn có thể dùng một chiếc đèn bàn nho nhỏ không bị chắn bởi bất cứ thứ gì. Có thể dùng một bóng đèn mờ ảo, nhưng tác dụng của nó không giống với lúc bạn sử dụng softbox hay ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Đơn giản hóa bản vẽ của bạn bằng cách phác thảo phần bóng

Trước khi bắt tay vào công việc chính, thì đây là một cách vô cùng đơn giản để tìm shadow line. Đừng thấy nó quá dễ mà đánh giá thấp tầm quan trọng của nó nhé.

Đây thường là một bản phác thảo đầu tiên có hiệu quả vô cùng rõ rệt trong việc truyền đạt hình khối cơ bản đủ nghĩa hơn là việc thể hiện một bản vẽ chi tiết. Nói dễ hiểu là kiểu bạn lên ý tưởng đầy đủ cho một bức vẽ vậy.

Tuy nhiên, khi bạn vẽ bằng bút chì thì phần sáng và phần tối của bản vẽ sẽ không được thể hiện rõ ràng và các chi tiết sẽ được thêm vào ngay lúc ấy khiến cho bản thảo khó sửa hơn. Trong bài tập này, vì chúng ta sử dụng bút để phác thảo giúp các phần sáng và tối trong tranh được phân biệt rõ ràng hơn, thế nên, khi phác thảo bạn buộc phải phân biệt được đâu là phần sáng và đâu là phần tối.

Mẹo nhỏ: Vẽ phác thảo bằng một cây bút nhớ là phương pháp tốt nhất mà tôi đã tìm thấy để thực hành kỹ thuật này. Nó buộc bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi vẽ.


Bài phác thảo này dựa trên bức tranh Tĩnh vật 7 quả táo của Cézanne trong phần trước. Bút trong ảnh là bút gel fine line màu đen 0.5mm.

Tôi phác thảo những nét chính của vật thể và đưa cả phần cast shadow và shadow line vào.


Sau đó, tôi có thể chỉ ra phần bóng đổ bằng cách đánh nét.


Chúng ta giữ các nét cách đều nhau và thay đổi hướng của chúng tùy thuộc vào hướng của hình mẫu. Bạn có thể nhìn thấy phần bóng đổ của các vật mẫu trên bàn đều nằm theo một hướng.


Sau đó thì đánh nét đậm hơn ở phần dưới của quả mẫu. Khi bạn đã hài lòng với phác thảo ban đầu, các bạn có thể dùng một cây bút đậm màu hơn (một loại bút ghi bảng chẳng hạn) để tô rõ hơn phần đổ bóng.


Bây giờ thì bản phác thảo của chúng ta đã có ba phần chính, phần sáng, phần tối và phần vật mẫu.


Bức phác thảo này đã giúp chúng ta hình dung rõ hơn về bức tranh mà chúng ta sắp vẽ. Bạn có thể áp dụng bài tập này khi đem vật mẫu ra ngoài ánh sáng mặt trời. Giờ thì chúng ta đã có thể phân biệt được các sắc độ rồi, bắt tay vào vẽ bằng bút chì thôi!

Cách vẽ quả táo 3D

Nguyên liệu bạn cần:
  • Giấy vẽ, tất nhiên rồi.
  • Bút chì 2B hoặc 6B, ở đây chúng ta đang dùng Staedtler Mars Lumograph của Đức.
  • Tẩy, tốt nhất bạn nên dùng tẩy đất sét nhé.
  • Một đồ vật có dạng tròn
  • Blending stumps hoặc tortillon (là 1 cuộn giấy được quấn chặt, có nhiều kích thước để lựa chọn)
Tìm một đồ vật có dạng tròn với kích thước phù hợp với quả táo mà bạn sắp vẽ, vẽ một nét thật nhạt theo đường của vật đó. Cái này có thể giúp bạn xác định được đường vẽ dễ hơn. Trong ảnh đang dùng bút chì 2B nhé!


Đánh dấu điểm xa nhất của phần bóng sẽ đổ xuống.


Nhẹ nhàng vẽ một hình elip để chỉ ra bóng đổ. Chú ý phần hình elip cắt qua hình dạng của vòng tròn.


Bây giờ, chúng ta sẽ vẽ các nét đậm hơn, thêm vào các góc cạnh để phác họa đúng nhất so với hình của quả táo.


Vẽ thêm cuống.


Và thêm những chi tiết nhỏ.


Củng cố lại hình dạng bóng đổ - phần tối nhất nằm ngay dưới quả táo, tông giữa chiếm phần lớn của cast shadow, giữ một đường sáng hơn khi bạn tiến về phía đuôi nhẹ nhất, mềm nhất của bóng đổ. Vẽ thêm một nét nhạt của shadow line, nó là một đường cong nhẹ.


Đường cong thứ hai nằm sau shadow line chính là phần Form Shadow. đây sẽ là phần tối nhất ở trên quả táo.


Tiếp theo, bạn đánh nét ở giữa hai đường cong này. Tuy sau cùng nó vẫn là phần đen vô cùng vũ trụ, nhưng lúc này bạn có thể đánh nét ở đây để phân biệt nó với những phần khác. Phần cuống táo bạn có thể đánh càng tối càng tốt, vì trên ảnh thì nó chỉ thuần một màu đen và bạn không cần lo nó sẽ bị lẫn lộn với những phần khác. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể để cho nó một màu đen đen, không chấm thêm vàng vàng.


Bây giờ, chúng ta đổi sang bút chì 6B để đi nét phần bóng đổ mềm hơn. Cách đi nét ở đây giống với phần đánh nét trong bản phác thảo bằng bút gel trên kia. Đánh nét cả phần trên quả táo, cái này được gọi là combine bản vẽ.


Tiếp theo, đổi lại bằng bút chì 2B, chúng ta sẽ đi nét đậm hơn ở phần gốc của cast shadow.


Lại đổi sang chì 6B đề củng cố độ sâu của bóng đổ.


Cầm bút chì, đánh nhẹ hơn để cho ra phần "đuôi" nhẹ và mảnh hơn.


Bây giờ thì bạn có thể đi nét đậm hơn trên phần form shadow.


Khéo léo đi nét theo hình dạng quả táo.


Đánh nét nhẹ hơn ở phần còn lại của quả táo.


Sử dụng blending stumps hoặc tortillon để blend các sắc độ của chì lại với nhau giúp các phần chuyển tiếp trông mềm mại hơn.


Chú ý khi bạn tô màu với tortillon, nó làm tông màu tối hơn một chút.


Tiếp tục đánh nét và blend nhẹ đến khi vừa ý.


Sử dụng một cục tẩy đất sét để tẩy đi các nét bị lem ra ngoài.


Tẩy nhẹ để làm nổi bật các phần sáng trên quả táo.


Bản vẽ đã hoàn thành.


Phần này mình có lược bỏ một vài bước nhỏ. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì những bước nhỏ đó không ảnh hưởng nhiều lắm đến nội dung cả bài.

Về series này thì gồm ba phần, phần tới chúng ta sẽ học cách lên màu cho bản vẽ nhé!
Name

AfterEffects,5,Animal,312,Animation,19,Anime,301,App,4,Architecture,4,Artist,28,Artwork,58,Blender,2,Blocking-in,1,Calligraphy,1,Cartoons,563,Chibi,55,Christmas,93,ClipStudio,1,Comic,26,Creativity,13,Digital,46,DIY-Handmade,9,Fanart,1,fashion-design,19,FireAlpaca,1,Foods,32,Games,52,Halloween,39,Human,14,Idea,5,Illustrator,1,Kid,480,Knowledge,65,Landscape,4,Maya,8,Medibang,1,News,60,One-Point,2,PaintTool-SAI,6,Payment,4,Perspective,10,Photoshop,54,Picsart,8,Plans,115,Series,36,Software,90,Stuff,71,Tips,49,Toplist,14,Tutorial,1397,Two-Point,3,Video,21,Wallpapers,20,watercolor,28,Xe,90,
ltr
item
Vẽ Từng Nét Nhỏ: Vùng sáng và vùng tối - WillKemp Series Phần 2
Vùng sáng và vùng tối - WillKemp Series Phần 2
vùng sáng và vùng tối, cách vẽ quả táo, cách vẽ táo 3d, vẽ táo như thật, đánh bóng quả táo, phác thảo bóng của vật,
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhqe35UIKEV2waSiEACQNd4l0hGD1mLaCmapSE5yxissTRFmmnjMZKYcUZP6y6yecKOrihA2dkDUTeADQWzkudSooaqAIegP9O_AdJGkGyLd_q1sYhtPoLjkqw-q1rSPdKpmlICAMAW/s1600/finished-apple-drawing-tutorial.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhqe35UIKEV2waSiEACQNd4l0hGD1mLaCmapSE5yxissTRFmmnjMZKYcUZP6y6yecKOrihA2dkDUTeADQWzkudSooaqAIegP9O_AdJGkGyLd_q1sYhtPoLjkqw-q1rSPdKpmlICAMAW/s72-c/finished-apple-drawing-tutorial.jpg
Vẽ Từng Nét Nhỏ
https://vetungnetnho.blogspot.com/2019/06/vung-sang-va-vung-toi-willkemp-series-phan-2.html
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/2019/06/vung-sang-va-vung-toi-willkemp-series-phan-2.html
true
8997137301902694180
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content