cách vẽ khối cầu, cách vẽ hình cầu, bắt đầu học vẽ, vẽ hình khối đơn giản, làm sao để vẽ hình khối, hình cầu
Căn chỉnh bố cục cho khối cầu
Vẽ khối cầu là một bài tập vô giá và rất cần thiết lúc bạn bắt đầu học cách vẽ.
Khi bạn vẽ một khối cầu và các hình khối cơ bản khác, bạn sẽ học được nhiều điều bạn cần biết để vẽ hình thể và chân dung. Ví dụ như quy trình vẽ cơ bản, cách mà ánh sáng chiếu vào các hình khối, có thể hiểu và vẽ lại khi các giá trị hình khối bị thay đổi và nhiều hơn thế nữa!
Dành thời gian của bạn để tìm hiểu và vẽ khối cầu. Bạn sẽ bắt gặp nó nhiều lần, bất kể bạn vẽ gì, cho dù đó là hình vẽ, chân dung, phong cảnh hay tĩnh vật.
Cre: The Drawing Source
Cách vẽ khối cầu
Sắp đặt khối cầu của bạn để có thể dễ dàng nhìn ra được cách mà các yếu tố về ánh sáng sẽ xuất hiện trong khối cầu đó như: hightlight, half-tone, core shadow, reflected light, cast shadow, và occlusion shadow.
Để hiểu sơ lược về những yếu tố trên, bạn có thể tìm đọc phần các sắc độ trên khối cầu trong bài viết này: Vùng sáng và vùng tối (phần này nằm ở 3 phạm vi của hình mẫu, phiền các bạn kéo xuống một chút nhé!)
Đầu tiên, ta nên canh bố cục trên giấy trước khi vẽ. Tôi bắt đầu vẽ khối cầu của mình bằng cách phác họa nhẹ, xác định vị trí ranh giới mà bạn dự tính vẽ, sau đó dựng một khung hình vuông, nơi mà khối cầu sẽ nằm ở đó. Sử dụng bút chì HB để giúp giữ cho nét vẽ của bạn nhẹ và dễ tẩy.
Đừng sợ phạm sai lầm! Kỹ năng làm việc tốt không có nghĩa là có thể vẽ mọi thứ hoàn hảo từ đầu đến cuối (mặc dù kỹ năng này sẽ cải thiện rất nhiều khi luyện tập). Một người giỏi giang có một con mắt rất tốt, có thể nhanh chóng phát hiện và sửa chữa sai lầm.
Sai lầm chỉ đơn giản là sự khác biệt giữa những gì bạn đã vẽ và chủ đề mà bạn đang vẽ. Việc mắc lỗi thậm chí có thể được coi là hữu ích vào thời điểm này, bởi vì người ta có thể rèn luyện ra một đôi mắt nhạy cảm hơn bằng cách chú ý và sửa chữa chúng.
Từ khung hình vuông ban đầu, dựng trục dọc và trục ngang làm sao cho hình vuông có thể được chia ra thành 4 phần bằng nhau. Điều này sẽ giúp bạn đo lường tính chính xác của những gì bạn đang vẽ.
Trong suốt bản vẽ này, tôi sử dụng phép đo so sánh tỷ lệ bằng bút chì, đơn giản là tìm một tỷ lệ bằng cách so sánh nó với tỷ lệ khác.
Đưa bút chì ra trước mặt, đảm bảo rằng cánh tay và khuỷu tay của bạn thẳng. Nhắm một mắt của bạn và đo chiều rộng của hình cầu, như được hiển thị ở dưới đây, giữ lại kết quả của phép đo bằng ngón tay của bạn.
Giữ ngón tay đó trên bút chì của bạn, so sánh chiều rộng của hình cầu mà bạn vừa đo, với chiều cao của chính hình cầu đó.
Các phép đo của tôi cho thấy hình cầu của tôi hơi rộng hơn so với chiều cao của chính nó.
Lặp lại quá trình này trên bản vẽ của bạn.
Tôi đã vẽ ra chiều cao và chiều rộng gần đúng so với hình cầu. Tôi chọn để lại chiều rộng của hình cầu như tôi đã vẽ và chỉnh sửa chiều cao của nó.
Tôi đo chiều rộng của quả cầu bằng bút chì của mình, so sánh nó với chiều cao và điều chỉnh khi cần thiết.
Vẽ đường viền của hình cầu
Thay vì nghĩ đường viền của hình cầu là một đường thẳng, hãy tưởng tượng rằng nó được tạo thành từ một loạt các mặt phẳng được tạo bởi nhiều đường thẳng.
Những mặt phẳng này có thể được chia thành các mặt phẳng nhỏ hơn, bắt đầu đại diện cho đường viền của hình cầu.
Tại thời điểm này, nếu bạn xóa các đường thừa ở bên ngoài quả cầu và uốn cong một chút các chuyển tiếp giữa các mặt phẳng, bạn sẽ giữ lại được một đường viền rất chính xác (được vẽ chính xác hơn nhiều so với khi bạn bắt đầu với một nét cứng và uốn cong).
Vì vậy, hãy bắt đầu vẽ đường viền của bạn theo cùng một cách:
Bạn đã đánh dấu ranh giới trên cùng, dưới cùng và bên của hình cầu của bạn. Từ đó, tạo các mặt phẳng bên sử dụng các đường thẳng như trong sơ đồ trước đó.
Quan sát quả cầu
Việc lý tưởng nhất là bạn sẽ dành phần lớn thời gian để quan sát quả cầu, và một phần nhỏ thời gian đó để đánh dấu trên giấy của bạn.
Cố gắng không đánh giá tính chính xác của bản vẽ hình cầu mà bạn bằng cách nhìn vào giấy và tự đưa ra quyết định xem nó có đối xứng hay không. Nếu bạn bắt mình làm điều này, có khả năng bạn không chú ý đúng mức đến đối tượng trước mặt.
Đặt nỗ lực của bạn vào việc hình dung các mặt phẳng trên quả cầu thực tế và so sánh nó với bản vẽ của bạn. Điều này sẽ rèn luyện đôi mắt của bạn để xem các sắc thái tinh tế sẽ tạo ra phong cách của bạn hoặc khiến bạn gục ngã khi bạn bắt đầu vẽ hình hoặc chân dung!
Khi bạn tiếp tục chia các mặt phẳng thành các phân đoạn nhỏ hơn và nhỏ hơn, bản vẽ của bạn sẽ bắt đầu giống với đường viền của hình cầu trước mặt bạn.
Ở giai đoạn này, bạn có thể kết nối và làm mịn các chuyển tiếp giữa các mặt phẳng, sử dụng cả bút chì và tẩy.
Dùng một cục tẩy đất sét và chuốt phần đầu của nó phẳng ra như ở dưới cái hình này nè!
...và sử dụng nó để tẩy sạch các cạnh bên ngoài và bên trong của hình cầu.
Sau khi nối lại các phần chuyển tiếp giữa các mặt phẳng (mấy cái đường gạch ngang ấy) và tẩy sạch các dấu bút chì thừa bằng cục tẩy đất sét, bây giờ bạn đã có được một đường viền chính xác của hình cầu.
Vẽ hình cầu: Tìm High Point của hình cầu
Bước tiếp theo là vẽ Cast Shadow (phần đổ bóng) của khối cầu.
Hãy nhớ lại rằng chúng ta đã bắt đầu vẽ hình cầu bằng cách vạch ra chiều cao và chiều rộng của nó.
Các điểm của đối tượng chiếu ra ngoài nhiều nhất, chẳng hạn như chiều cao và chiều rộng, được gọi là High Point.
Khi bạn vẽ bất cứ thứ gì, bạn bắt đầu bằng cách xác định vị trí và phác họa các High Point bởi vì chúng cho bạn thấy các giới hạn hoặc ranh giới của đối tượng.
Để vẽ hình dạng chính xác của bóng đổ, trước tiên chúng ta có thể xác định vị trí các High Point của nó.
Đầu tiên tôi vẽ các điểm của bóng đổ gần nhất với hình cầu.
Sử dụng các trục dọc và trục ngang mà bạn đã vẽ để ước tính vị trí của các điểm này, bằng cách hình dung các trục giống nhau trên quả cầu thực tế (xem ảnh trên).
Bây giờ, giống như cái cách mà bạn đã dùng để vẽ khối cầu phía tít trên kia, bạn có thể sử dụng ánh sáng, các đường thẳng để vạch ra bóng đổ.
Tạo một đường cong bằng cách nối các phần chuyển tiếp giữa các đường thẳng mà bạn đã vẽ.
Xóa các trục ngang và dọc trong hình cầu và vạch ra vị trí của bóng lõi bằng các đường thẳng.
Kết nối các phần chuyển tiếp giữa các đường thẳng để tạo ra một đường cong mượt mà.
Bước cuối cùng trước khi bạn bắt đầu thêm màu vào hình cầu của mình là vẽ đường ranh giới ngăn cách giữa hai mảng sắc độ có trong phần nền phía sau khối cầu.
Bây giờ bạn đã có nền tảng cho một bản vẽ khối cầu thực tế, thành công rồi, ahihi!
Đọc các phần trong series: