Trong bài học làm phim hoạt hình này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tạo hoạt ảnh cho một quả bóng nảy. Chúng ta sẽ tạo ra một quả bóng nảy lên và...
Trong bài học làm phim hoạt hình này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tạo hoạt ảnh cho một quả bóng nảy.
Chúng ta sẽ tạo ra một quả bóng nảy lên và xuống. Quả bóng nảy của chúng ta sẽ là một chu kỳ, có nghĩa là khung hình đầu tiên của hình ảnh động cũng là khung hình cuối cùng của hình nó. Chúng ta có thể lặp đi lặp lại cùng một đoạn hoạt ảnh và nó có thể phát lại vô hạn.
1. Vẽ tư thế cho quả bóng
Trong trường hợp quả bóng nảy của chúng ta, khung hình đầu tiên sẽ là tư thế 1 và khung hình cuối cùng chúng ta sẽ gọi là tư thế 2. Khi chúng ta hoàn thành hoạt ảnh của mình, nó sẽ lặp lại khi được phát lại.
Bước 1
Đầu tiên, chúng ta sẽ vẽ một đường thẳng nằm ngang cách lề cuối trang khoảng 3cm. Đường ngang này sẽ là nơi tiếp bóng rơi.
Bước 2
Phác thảo quả bóng, nó không nhất thiết phải là một hình tròn hoàn hảo. Khi phác thảo animation, tôi thường thích vẽ quả bóng sơ sài và thô ráp. Hãy vẽ quả bóng của chúng ta khoảng 1 cm từ đầu trang. Đây là tư thế đầu tiên của quả bóng (pose 1).
Bước 3
Bây giờ chúng ta hãy vẽ quả bóng ở vị trí thứ hai. Đây là tư thế 2 (pose 2). Ở tư thế này, quả bóng đã chạm đất và sẵn sàng bật lên để trở về tư thế 1. Trong animation có một tính năng gọi là ''onion skin'', khi sử dụng tính năng này trong các phần mềm hoặc app, bạn sẽ thấy những khung hình trước được hiển thị mờ mờ. Giống như trong bài học của chúng ta ngày hôm nay, trong hình ảnh dưới bạn sẽ thấy được hình mờ của quả bóng trong tư thế 1 mà chúng ta đã vẽ lúc nãy.
Bước 4
Hãy quay lại và thêm vào một khoảng giữa (in-between) giữa tư thế 1 và tư thế 2. In-betweens là một kỹ thuật, trong đó các frame (khung hình) được thêm vào ở giữa các tư thế chính của chúng ta. In-betweens tạo ảo giác rằng một tư thế chuyển đổi suôn sẻ sang tư thế tiếp theo.
Khoảng giữa mà chúng ta đang vẽ trong bước này là cho hành động giữa tư thế 1 và tư thế 2. Khi tôi tạo hiệu ứng, tôi muốn ưu tiên khung mà tôi đang vẽ. Vì vậy, hình vẽ hoạt hình về quả bóng của chúng ta không chính xác ở giữa, mà là gần với tư thế 2 hơn là tư thế 1 một chút.
Bước 5
Tiếp theo, thêm frame vào giữa tư thế 2 và tư thế 1 để tạo ra hình dạng như quả bóng đang bật trở lại tư thế ban đầu!
Nhìn tổng quan vào bài vẽ của chúng ta, nhìn có vẻ rất tốt. Tuy nhiên, vẫn thiếu thiếu thứ gì đó khiến cho bài vẽ trông khá phẳng.
Bước 6
Để tạo độ đàn hồi cho quả bóng nảy của chúng ta, chúng ta có thể thêm một khung vẽ quả bóng hơi bẹp xuống ngay sau khung tư thế 2 của chúng ta. Tôi để một bức ảnh mờ về tư thế 2 để bạn có thể so sánh quả bóng giữa tư thế 2 và quả bóng bị bẹp xuống mà chúng ta vừa vẽ. Nhớ hãy chú ý về khối lượng của quả bóng, khi quả bóng bị bẹp xuống thì hai bên bóng đồng thời sẽ bị kéo ra hai bên. Làm như thế sẽ giúp giữ nguyên khối lượng của quả bóng.
Tốt hơn rồi, thêm một quả bóng bị bẹp khi chạm đất giúp nó trở nên sinh động hơn nhiều.
Bước 7
Dù quả bóng nảy đã trông có vẻ hơi ổn rồi, nhưng về cơ bản vẫn thiếu thứ gì đó. Hãy thêm một quả bóng được kéo dài sau quả bóng bị bẹp của chúng ta. Lưu ý việc giữ nguyên khối lượng bằng cách kéo căng quả bóng, làm cho nó dài ra hơn và hẹp hơn ở các cạnh.
Quả bóng của chúng ta lúc này đã trông giống một quả bóng cao su đàn hồi hơn.
Cùng xem lại quá trình vẽ của chúng ta.
Bước 8
Hãy thêm một động tác khác ở giữa để thực hiện hành động mượt mà khi quả bóng bật ngược trở lại tư thế 1. Hoạt ảnh càng có nhiều cường độ thì hành động càng chậm và mượt mà.
Bước 9
Khi quả bóng gần đến vị trí trên cùng, hãy thêm một quả bóng nữa vào giữa để làm chậm và dễ dàng thực hiện động tác. Điều này sẽ làm cho chuyển động chân thực hơn. Khi một quả bóng đang nảy nảy lên và đạt đến điểm cao nhất, nó sẽ chậm lại một chút khi chống lại trọng lực trước khi quả bóng bắt đầu rơi trở lại mặt đất.
Tư thế 1 và 2 đã được đánh dấu. In-between đầu tiên có màu xanh lá và in-between thứ hai có màu xanh da trời.
Và bây giờ chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh động của chúng ta.
2. Làm sạch bản vẽ và lên màu
Bước 1
Sau khi đã xong phần hoạt ảnh thô, giờ là lúc bạn đồ lại phần viền vật thể (trong bài này là quả bóng) để làm mượt mà vật thể hơn.
Sau khi vẽ lại hàng loạt frame, hãy cùng xem lại thành quả.
Nhấn play để xem lại phần ảnh động.
Bước 2
Hãy tô màu quả bóng của chúng ta!
Good Job Em!
Còn chờ gì nữa. Đem khoe thành quả thôi!