Nguyên tắc cơ bản của Hoạt hình
Phần 2: Sáng tạo biểu cảm từ những thay đổi đơn giản của khuôn mặt
Có hàng triệu kiểu mắt, miệng, mũi, tai, cằm trên thế giới, mỗi loại đều có một đặc điểm riêng. Tuy nhiên, để vẽ khuôn mặt theo phong cách hoạt hình, bạn chỉ cần hiểu những điều cơ bản của chúng. Khi bạn đã thành thạo các khái niệm này, hãy chú ý đến chiều sâu, đảm bảo rằng phần đầu các nhân vật của bạn mang lại ấn tượng nhất định trong một không gian 3D, điều này có nghĩa là bạn thành thạo kỹ thuật vẽ chúng từ mọi góc độ có thể tưởng tượng được. Nếu bạn có thể làm điều đó, thật tuyệt! Nhưng nếu bạn thực sự muốn thu hút sự chú ý vào tác phẩm của mình, bạn phải nắm vững kỹ thuật để đưa chúng vào cuộc sống bằng những cử chỉ, biểu cảm của nét mặt!
Trên thực tế ai cũng có thể vẽ một khuôn mặt. Bạn chỉ việc tạo ra một đường tròn và vài chi tiết như dấu chấm hoặc đường thẳng, ngang, dọc, và khi người khác nhìn vào, họ biết ngay đó là một khuôn mặt. Nhưng, cũng giống như cái cách mà nó trở nên dễ dàng, nó cũng có thể trở nên khó khăn hơn khi bạn bắt tay vào xây dựng cảm xúc và biểu cảm cho nhân vật.
Bạn có thể ghé xem bài viết Nguyên tắc cơ bản của Hoạt hình - Phần 1 trước đó mình đã dịch để biết cách vẽ một khuôn mặt hoạt hình cơ bản nha!
Bạn có thể ghé xem bài viết Nguyên tắc cơ bản của Hoạt hình - Phần 1 trước đó mình đã dịch để biết cách vẽ một khuôn mặt hoạt hình cơ bản nha!
Sắc thái của gương mặt
Sắc thái biểu cảm của gương mặt cũng giống như tông giọng vậy, chúng đều có thể thay đổi khi bạn muốn. Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...Cảm xúc như là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực. Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan. Hãy nhìn vào ảnh dưới đây, và nói cho tôi biết, nhân vật này đang có cảm xúc gì?
Có thể bạn sẽ nói cho tôi nghe rằng nhân vật đó đang có chút gì suy tư và bình tĩnh. Có lẽ cậu ấy đang nghĩ về điều gì đó. Thật ra tất cả đều không đúng! Đây là một bức ảnh thiếu vắng đi cảm xúc, vì không có bất kỳ cơ mặt nào được sử dụng cả. Chúng ta đang nhìn vào sự thiếu vắng cảm xúc, vì vậy có lẽ bình tĩnh và thoải mái là một mô tả tốt về cảm xúc khác.
Cảm xúc nguyên thủy
Cảm xúc nguyên thủy là những cảm xúc căn nguyên đã có từ bản năng mà con người của chúng ta hầu như không thể nào kiểm soát được chúng. Điều này có nghĩa là loại cảm xúc này không có xu hướng được xác định một cách chính xác. Nó chỉ xuất hiện một cách đột ngột, để phản ứng lại với một kích thích nào đó.
Những cảm xúc cơ bản này được thể hiện trên khuôn mặt của chúng ta bất kể văn hóa, chủng tộc hay tuổi tác. Dưới đây là một vài biểu cảm chính.
Có hai cảm xúc khác ít được biết đến hơn:
Những cảm xúc cơ bản này được thể hiện trên khuôn mặt của chúng ta bất kể văn hóa, chủng tộc hay tuổi tác. Dưới đây là một vài biểu cảm chính.
- Hạnh phúc (1): Miệng cong hướng lên - lông mày cao hơn - mắt mở to;
- Tức giận (2): Miệng cong hướng xuống - lông mày với đầu hơi cúi xuống - mắt mở to;
- Sợ hãi (3): Miệng cong lên xuống thất thường, lông mày cao hơn với hình dạng không đều - mắt mở to;
- Buồn bã (4): Miệng cong hướng xuống; lông mày với đầu hơi hướng lên - mắt có mí dưới;
Có hai cảm xúc khác ít được biết đến hơn:
- Kinh ngạc (5): Miệng nhỏ và nửa mở - lông mày cao hơn với hình dạng không đều - mắt mở to;
- Shucks (Gớm!, Khiếp!, Tởm! hoặc khó chịu, mang tính cảm thán nhiều hơn) (6): Miệng cong lên xuống thất thường, lông mày dưới có chóp xuống - mắt nhắm lại;
Vậy tại sao lại tách hai biểu cảm đó ra riêng biệt so với 4 biểu cảm trên? Đơn giản: Nếu bạn chú ý, các biểu cảm này là các biến thể của biểu cảm trong nhóm đầu tiên.
Lúc này, bạn đã được biết các biểu cảm chính của nhân vật, bạn tự hỏi, tại sao chỉ có vài biểu cảm chính phải không? Rất đơn giản: Cũng giống như màu sắc, được trộn lẫn từ các màu chính lại với nhau để tạo ra các tông màu khác, biểu cảm cũng như thế, cũng được trộn lẫn từ các cảm xúc chính để tạo ra những cảm xúc khác. Hãy xem qua một chút nhé!
Chú ý rằng, để xây dựng một biểu hiện buồn ngủ, chúng ta lấy đôi lông mày từ biểu hiện hạnh phúc và trộn lẫn với đôi mắt gần như nhắm lại của nỗi buồn. Tuyệt nhỉ?
Chú ý rằng, để xây dựng một biểu hiện buồn ngủ, chúng ta lấy đôi lông mày từ biểu hiện hạnh phúc và trộn lẫn với đôi mắt gần như nhắm lại của nỗi buồn. Tuyệt nhỉ?
Family Emotions (Nhánh biểu cảm)
Trò thú vị chưa dừng lại ở đó! Cảm xúc family là loại cảm xúc được xây dựng chỉ bằng cách thay đổi duy nhất một bộ phận của khuôn mặt lập tức có thể tạo ra một cảm xúc khác!
Hãy chú ý đến việc chỉ có phần miệng đã được sửa đổi khác đi trong hai bản vẽ trên. Chúng ta có thể thể hiện hai cảm giác ghê tởm khác nhau chỉ bằng cách thay đổi một yếu tố duy nhất của khuôn mặt! Đây là một ví dụ khác:
Một lần nữa, chúng ta chỉ thay đổi khuôn miệng để truyền đạt cảm xúc mà chúng ta muốn.
Lần này chúng ta thay đổi cả miệng và mắt để gắn kết một biến thể khác của cùng một cảm xúc chính.
Không chỉ những biểu cảm chính mới có thể dùng để tạo ra những cảm xúc khác, mà chúng ta hoàn toàn có thể tạo những cảm xúc khác nữa từ những cảm xúc đã được tạo từ cảm xúc chính. Nói dễ hiểu hơn, gọi cảm xúc chính là A, chúng ta tạo những cảm xúc khác gọi là B, và chúng ta hoàn toàn có thể dùng cảm xúc B để tạo những cảm xúc C.
Lần này chúng ta thay đổi cả miệng và mắt để gắn kết một biến thể khác của cùng một cảm xúc chính.
Không chỉ những biểu cảm chính mới có thể dùng để tạo ra những cảm xúc khác, mà chúng ta hoàn toàn có thể tạo những cảm xúc khác nữa từ những cảm xúc đã được tạo từ cảm xúc chính. Nói dễ hiểu hơn, gọi cảm xúc chính là A, chúng ta tạo những cảm xúc khác gọi là B, và chúng ta hoàn toàn có thể dùng cảm xúc B để tạo những cảm xúc C.
Rất đơn giản đúng không. Bằng cách này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những cảm xúc có sẵn để tạo ra hàng trăm cảm xúc khác nhau.
Lý thuyết của James-Lange về cảm xúc: nhà tâm lý học William James và nhà sinh lý Carl Lange cho rằng cảm xúc diễn ra là kết quả của sự phản ứng về mặt sinh lý đối với các sự kiện. Lý thuyết này luận giải rằng, khi bạn nhận được một kích thích từ môi trường sẽ dẫn đến một phản ứng sinh lý. Phản ứng xúc cảm của bạn tùy thuộc vào cách bạn giải thích phản ứng vật lý đó.
Ví dụ, giả định bạn đang đi trong một khu rừng và bạn nhìn thấy một con gấu xám. Bạn bắt đầu run rẩy, tim bạn đập liên hồi. Lý thuyết của James-Lange cho rằng bạn sẽ giải thích phản ứng vật lý đó của bạn và kết luận là bạn đang sợ hãi (Tôi đang run rẩy, vậy nên tôi sợ). Theo lý thuyết này bạn không run rẩy vì bạn sợ mà bạn có cảm giác sợ vì bạn đang run rẩy.
Lý thuyết Cannon-Bard về cảm xúc: Walter Cannon không đồng ý với lý thuyết của James-Lange về cảm xúc trên nhiều phương diện khác nhau. Ông cho rằng, con người có thể trải qua những phản ứng sinh lý liên quan tới cảm xúc mà không thực sự cảm nhận được những cảm xúc đó.
Ví dụ, trái tim của bạn có thể đập nhanh vì bạn tập thể dục chứ không phải vì bạn sợ. Ông cũng cho rằng, phản ứng cảm xúc diễn ra quá nhanh để chúng có thể đơn giản là sản phẩm của trạng thái vật lý. Khi bạn đối mặt với nguy hiểm trong môi trường, bạn sẽ cảm thấy sợ trước khi bạn có những triệu chứng vật lý liên quan đến sợ hãi như nắm chặt tay, thở gấp hay tim đập nhanh.
Lý thuyết của Cannon đưa ra vào những năm 1920 và nghiên cứu của ông được mở rộng và phát triển trong suốt những năm 1930 bởi nhà sinh lý học Philip Bard. Theo lý thuyết của Cannon-Bard về cảm xúc, chúng ta cảm nhận được về cảm xúc cũng như trải qua các phản ứng sinh lý như toát mồ hôi, run rẩy hay co cơ đồng thời cùng một lúc. Cụ thể, khi đồi thị gửi tín hiệu đến bộ não để phản ứng trả lời kích thích, sẽ sinh ra phản ứng vật lý. Cùng thời điểm đó, bộ não cũng nhận được tín hiệu khởi phát trải nghiệm về cảm xúc. Lý thuyết của Cannon và Brad cho rằng, những trải nghiệm vật lý và tâm lý của cảm xúc xảy ra cùng một thời điểm và cái này không phải là nguyên nhân cho cái khác. (Theo Trần Thị Hà Nghĩa – Bộ môn Tâm lý)
Lưu ý rằng cảm xúc vật lý cũng bắt nguồn từ cảm xúc nguyên thủy. Sự mệt mỏi ở đây bắt nguồn từ nỗi buồn.
Chúng ta có thể tăng cường cảm xúc chỉ bằng cách thêm một yếu tố bổ sung, chẳng hạn như giọt mồ hôi, ví dụ:
Chúng ta hãy xem một ví dụ khác về phản ứng vật lý mà chúng ta không thể kiểm soát. Lần này, nhân vật của chúng ta đang phải đối mặt với một dòng điện gây ra một cú shock (về tinh thần hoặc về thể chất).
Cảm xúc vật lý
Cảm xúc vật lý về cơ bản khá gần đối với cảm xúc nguyên thủy.Lý thuyết của James-Lange về cảm xúc: nhà tâm lý học William James và nhà sinh lý Carl Lange cho rằng cảm xúc diễn ra là kết quả của sự phản ứng về mặt sinh lý đối với các sự kiện. Lý thuyết này luận giải rằng, khi bạn nhận được một kích thích từ môi trường sẽ dẫn đến một phản ứng sinh lý. Phản ứng xúc cảm của bạn tùy thuộc vào cách bạn giải thích phản ứng vật lý đó.
Ví dụ, giả định bạn đang đi trong một khu rừng và bạn nhìn thấy một con gấu xám. Bạn bắt đầu run rẩy, tim bạn đập liên hồi. Lý thuyết của James-Lange cho rằng bạn sẽ giải thích phản ứng vật lý đó của bạn và kết luận là bạn đang sợ hãi (Tôi đang run rẩy, vậy nên tôi sợ). Theo lý thuyết này bạn không run rẩy vì bạn sợ mà bạn có cảm giác sợ vì bạn đang run rẩy.
Lý thuyết Cannon-Bard về cảm xúc: Walter Cannon không đồng ý với lý thuyết của James-Lange về cảm xúc trên nhiều phương diện khác nhau. Ông cho rằng, con người có thể trải qua những phản ứng sinh lý liên quan tới cảm xúc mà không thực sự cảm nhận được những cảm xúc đó.
Ví dụ, trái tim của bạn có thể đập nhanh vì bạn tập thể dục chứ không phải vì bạn sợ. Ông cũng cho rằng, phản ứng cảm xúc diễn ra quá nhanh để chúng có thể đơn giản là sản phẩm của trạng thái vật lý. Khi bạn đối mặt với nguy hiểm trong môi trường, bạn sẽ cảm thấy sợ trước khi bạn có những triệu chứng vật lý liên quan đến sợ hãi như nắm chặt tay, thở gấp hay tim đập nhanh.
Lý thuyết của Cannon đưa ra vào những năm 1920 và nghiên cứu của ông được mở rộng và phát triển trong suốt những năm 1930 bởi nhà sinh lý học Philip Bard. Theo lý thuyết của Cannon-Bard về cảm xúc, chúng ta cảm nhận được về cảm xúc cũng như trải qua các phản ứng sinh lý như toát mồ hôi, run rẩy hay co cơ đồng thời cùng một lúc. Cụ thể, khi đồi thị gửi tín hiệu đến bộ não để phản ứng trả lời kích thích, sẽ sinh ra phản ứng vật lý. Cùng thời điểm đó, bộ não cũng nhận được tín hiệu khởi phát trải nghiệm về cảm xúc. Lý thuyết của Cannon và Brad cho rằng, những trải nghiệm vật lý và tâm lý của cảm xúc xảy ra cùng một thời điểm và cái này không phải là nguyên nhân cho cái khác. (Theo Trần Thị Hà Nghĩa – Bộ môn Tâm lý)
Lưu ý rằng cảm xúc vật lý cũng bắt nguồn từ cảm xúc nguyên thủy. Sự mệt mỏi ở đây bắt nguồn từ nỗi buồn.
Chúng ta có thể tăng cường cảm xúc chỉ bằng cách thêm một yếu tố bổ sung, chẳng hạn như giọt mồ hôi, ví dụ:
Chúng ta hãy xem một ví dụ khác về phản ứng vật lý mà chúng ta không thể kiểm soát. Lần này, nhân vật của chúng ta đang phải đối mặt với một dòng điện gây ra một cú shock (về tinh thần hoặc về thể chất).
Vì phản ứng của một cú sốc là điều chúng ta không thể kiểm soát được, trong phim hoạt hình đó là một lợi thế, vì chúng ta có thể phóng đại biểu cảm để có được kết quả mong muốn. trong trường hợp này, miệng của nhân vật đang được phóng đại.
Bạn cũng nên lưu ý cách làm cho những cảm xúc chính được đưa ra phía chủ đạo. Cú sốc, dù cho không thể kiểm soát được thì bản thân nó vẫn là một biến thể của sự sợ hãi. Thú vị nhất liên quan đến cảm xúc vật lý là, trong cuộc sống thực, chúng ta luôn có được những cảm xúc mà không biết vì sao chúng ta có được nó, như chúng ta đang được tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài và các điều kiện khác.
Bạn cũng nên lưu ý cách làm cho những cảm xúc chính được đưa ra phía chủ đạo. Cú sốc, dù cho không thể kiểm soát được thì bản thân nó vẫn là một biến thể của sự sợ hãi. Thú vị nhất liên quan đến cảm xúc vật lý là, trong cuộc sống thực, chúng ta luôn có được những cảm xúc mà không biết vì sao chúng ta có được nó, như chúng ta đang được tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài và các điều kiện khác.
Cường độ và các yếu tố bổ sung
Các biểu cảm trên khuôn mặt hoạt hình không chỉ giới hạn ở một mức độ cụ thể. Tùy thuộc vào cường độ, chúng ta có thể tạo ra kết quả rất thú vị:Bên cạnh cường độ, chúng ta cũng có thể chèn các yếu tố bổ sung để tăng cường cảm xúc. Trong hình ảnh đầu tiên, chúng tôi đã thêm một vài giọt mồ hôi chảy ra từ khuôn mặt để củng cố nỗi sợ hãi. Trong cái thứ hai, chúng tôi đưa lưỡi ra để tăng cường hiệu quả mong muốn.
Quay lại với nỗi sợ hãi, hãy điều chỉnh một chút để tạo ra cảm giác sợ hãi dữ dội hơn.
Bằng cách vẽ mắt mở trừng trừng và thêm cái chăn mà cậu ta dùng để che mặt khiến cho sự sợ hãi được thể hiện vô cùng rõ ràng.
Thay đổi góc nhìn
Để đạt được nhiều tác động hơn đến biểu cảm và chinh phục hiệu ứng ấn tượng hơn, đó thật sự là một điều thú vị khi bạn thay đổi góc nhìn của cảnh cho các vị trí khác thường hơn. Do đó, khi đặt người xem ở một góc mà anh ta không quen nhìn, bạn đặt anh ta vào tình huống "không thoải mái" và làm cho cảnh trở nên năng động hơn.
Lưu ý rằng khi định vị góc của cảnh nhìn từ trên xuống, nó sẽ tự động tạo hiệu ứng kém hơn cho nhân vật của chúng ta, khiến anh ta "co rúm lại" và trông mong manh trước mối đe dọa. Ngược lại, khi đặt áy quay của chúng ta nhìn từ dưới lên, chúng ta làm cho nhân vật của chúng ta trở nên có vẻ đe dọa hơn nhiều! Chiếc cằm nổi bật, sự nhạo báng và ánh sáng chói giúp tạo ra bầu không khí đe dọa hoàn hảo cho anh ta!
Trong phong cách hoạt hình, các nhân vật mang tính đe dọa thường có cằm lớn và mắt nhỏ hơn. Tuy nhiên, những nhân vật yếu hơn có đôi mắt lớn hơn và biểu cảm hơn, nhưng có hàm nhỏ hơn và miệng luôn rất gần cằm. Hãy thử áp dụng những kỹ thuật này trong thiết kế của bạn và bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt!
Trong phong cách hoạt hình, các nhân vật mang tính đe dọa thường có cằm lớn và mắt nhỏ hơn. Tuy nhiên, những nhân vật yếu hơn có đôi mắt lớn hơn và biểu cảm hơn, nhưng có hàm nhỏ hơn và miệng luôn rất gần cằm. Hãy thử áp dụng những kỹ thuật này trong thiết kế của bạn và bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt!
Khuôn mẫu và bối cảnh xã hội
Để tạo các bản mẫu lớn hơn với các nhân vật của chúng ta, chúng ta có thể thêm các yếu tố tinh tế để củng cố bối cảnh của phim. Một số kỹ thuật có thể tạo ra hiệu ứng này ngay lập tức, vì thông tin chúng tôi mang theo trong suốt cuộc đời. Điều này là do một số yếu tố như ảnh hưởng của phim, truyền hình và sự đặc trưng của cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Chú ý với người say: tóc rối bù, không cạo râu, mí mắt nặng và răng nhô ra khỏi miệng cho thấy một hình ảnh hoàn hảo của người say xỉn. Chúng ta lớn lên để nhận ra những đặc điểm rập khuôn như vậy đối với một người nào đó dưới ảnh hưởng của rượu trong một thời gian dài. Tạo cho anh chàng trông khá ốm yếu với chiếc mũi lớn hơn và già khoặm. Đôi mắt nhắm tịt và giọt nước bọt cho thấy sức khỏe của nhân vật không được tốt.
Chú ý với người say: tóc rối bù, không cạo râu, mí mắt nặng và răng nhô ra khỏi miệng cho thấy một hình ảnh hoàn hảo của người say xỉn. Chúng ta lớn lên để nhận ra những đặc điểm rập khuôn như vậy đối với một người nào đó dưới ảnh hưởng của rượu trong một thời gian dài. Tạo cho anh chàng trông khá ốm yếu với chiếc mũi lớn hơn và già khoặm. Đôi mắt nhắm tịt và giọt nước bọt cho thấy sức khỏe của nhân vật không được tốt.
Đây là một ví dụ khác. Hình dưới đây có thể được áp dụng trong một số bối cảnh. Tôi có thể nói rằng người đàn ông ở phía trên đang có rất nhiều nỗi đau, trong khi người đàn ông ở phía dưới đang bùng nổ trong cơn thịnh nộ!
Nhưng hãy xem một điều kỳ diệu khi bạn thêm một vài chi tiết như khăn và những giọt nước mắt. Giờ thì, có phải cả hai nhân vật đều đang khóc đúng không?
Bạn có thể xem ví dụ dưới đây. Heartthrob hướng ánh mắt chết người của anh ta đến cô gái, sử dụng kỹ năng của mình để thu hút, tán tỉnh cô. Cô đáp lại bằng một ánh mắt bị chi phối bởi sự say mê. Bạn có nghĩ là cổ đã yêu anh ta rồi không?
Nhưng hãy xem một điều kỳ diệu khi bạn thêm một vài chi tiết như khăn và những giọt nước mắt. Giờ thì, có phải cả hai nhân vật đều đang khóc đúng không?
Ám hiệu
Chúng ta thường có rất nhiều cách để gửi "tín hiệu" về cảm xúc, trạng thái đến với người khác. Đúng như câu nói của biểu tượng thời trang Audrey Hepburn “Những cô gái hạnh phúc luôn là những cô gái đẹp nhất”. Khi ở trạng thái hạnh phúc, phụ nữ sẽ trở nên xinh đẹp và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Các nhà nghiên cứu cũng đã khảo sát hàng ngàn người bằng cách cho xem nhiều tấm ảnh của những người khác giới tính với họ và yêu cầu đánh giá mức độ hấp dẫn của người trong ảnh. Kết quả cho thấy phái mạnh đánh giá phái đẹp là hấp dẫn nhất khi họ tỏ ra hạnh phúc, vui vẻ. Còn phụ nữ lại đánh giá nam giới hấp dẫn nhất khi thể hiện sự mạnh mẽ. Sự xấu hổ cũng là một nét hấp dẫn ở cả hai giới. (Theo leflair)Bạn có thể xem ví dụ dưới đây. Heartthrob hướng ánh mắt chết người của anh ta đến cô gái, sử dụng kỹ năng của mình để thu hút, tán tỉnh cô. Cô đáp lại bằng một ánh mắt bị chi phối bởi sự say mê. Bạn có nghĩ là cổ đã yêu anh ta rồi không?
Hãy xem xét một ví dụ khác. Hình ảnh dưới đây là một cảnh rất phổ biến trong phim hoạt hình: Cô gái ngọt ngào thực hiện tư thế "mắt cún con" của mình, người luôn đạt được điều mình muốn với sở trường đáng yêu này.
Kết luận
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thể hiện biểu cảm và cảm xúc trong nhân vật của mình, có một cách để đạt được kết quả tốt hơn là bắt chước bất kỳ biểu hiện nào từ con người. Bằng cách này, bạn sẽ gom góp được kinh nghiệm của riêng bạn và từ đó làm phong phú kỹ thuật của bạn.Biểu cảm khuôn mặt là một chủ đề rất rộng lớn, vượt xa nghiên cứu về khuôn mặt trong việc thể hiện cảm xúc theo phong cách hoạt hình. Như đã nói trước đây, có những lúc chúng ta có toàn quyền kiểm soát cảm xúc của mình và cũng như có những lúc chúng ta hoàn toàn mất kiểm soát giống như khi bị cậu vàng cắn chẳng hạn.
Bạn muốn tạo ra cho mình riêng một trải nghiệm thú vị? Hãy kêu gọi người thân cùng chụp chung một bức ảnh. Với bức ảnh ban đầu, bạn sẽ cùng họ mỉm cười, một nụ cười gượng gạo của cả gia đình, nó không thật lắm. Nhưng hãy dùng cách thức nào đó đề hù cho họ sợ hãi, bạn sẽ thu được rất nhiều biểu cảm thú vị và thật đến từng sợi lông của họ luôn.
Tôi hy vọng bạn có động lực để thực hành những gì bạn đã học ở đây, về cách thể hiện cảm xúc khác nhau trong các nhân vật của bạn. Đừng quên rằng, khi vẽ phim hoạt hình, bạn cần phải phóng đại hầu hết các biểu cảm này và hiểu ít nhất những điều cơ bản về cách chúng được hình thành để mang lại sự đồng nhất ngay lập tức với người xem!
Cre: Carlos Gomes Cabral - tutsplust
Bạn có thể xem toàn bộ series tại đây: