Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng Phần 2 (B)
Hiểu phối cảnh (Tiếp)
Bài tập 3: Kiểm tra trí tưởng tượng của bạn
Bạn đã học cách vẽ form trong phối cảnh bằng cách sử dụng các mẫu hướng dẫn, nhưng bây giờ bạn cần học cách làm mà không có chúng. Đây là bước tiếp theo hướng tới những nét vẽ tự do. Sử dụng cả hai mẫu một lần nữa, nhưng lần này vẽ các form một cách tự do, nhanh chóng, một cách sơ sài, mà không cần vẽ bộ xương trước. Hãy tưởng tượng các nét vẽ đã được hướng dẫn, nhưng đừng vẽ chúng. Một lần nữa, độ chính xác không phải là mục tiêu chỉ cần nhìn các nét vẽ đại khái của tôi!
Đây chỉ là một ví dụ, đừng copy y nguyên lại nhé, không thì tất cả bài tập đều vô ích! |
Bài tập 4: Phác họa bằng tay
Đó là phương pháp vẽ các đối tượng trong phối cảnh khá mạnh mẽ, nhưng không thực tế lắm. Xét cho cùng, khi bạn vẽ một con vật, các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể có nhiều phối cảnh khác nhau, và vẽ một hình vuông riêng cho mỗi bộ phận sẽ khiến tất cả trở nên rất lộn xộn. Nhưng bạn không cần phải vẽ tất cả các phối cảnh riêng, đúng không, khi bạn có thể tưởng tượng ra nó?
Hãy cho rằng bạn muốn vẽ một hình elip trong phối cảnh, với mặt bên chiếm phần lớn, có thể nhìn thấy được một phần mặt trên và mặt trước. Nó có một cái nhìn rất phổ quát, hoàn hảo để cho thấy tất cả các điểm đặc trưng của cơ thể động vật mà không cần quá nhiều foreshortening (Vẽ rút gọn (theo luật xa gần): Bóp méo một vật thể để tạo ra ảo ảnh một phần của nó gần mắt bạn hơn). Ellipsoid của chúng ta sẽ ở đâu trên những hình vuông? Nó có hình dạng chung nào? Hãy tưởng tượng và phác họa nó!
Bây giờ đánh dấu các phần của ellipsoid mà chúng ta muốn thấy: với mặt bên chiếm phần lớn, có thể nhìn thấy được một phần mặt trên và mặt trước.
Hãy tưởng tượng nó đã là một ellipsoid tròn đầy. Chấm một chấm trên điểm xa nhất của mỗi bên để làm dấu.
Vẽ các đoạn thẳng thành các chiều của bộ khung, các đoạn thẳng này giao nhau ở một điểm là trung tâm của hình ellipsoid. Đầu của những đoạn thẳng này không được chạm vào các hình ellipsoid (nhưng hãy nhớ rằng phác thảo có thể được thay đổi, nếu cần thiết). Các góc nên được đặt ra bằng cách sắp xếp các điểm bạn đã kết nối và giao nhau, nhưng bạn cũng có thể tự tưởng tượng nơi các điểm xa nhất có thể thấy hướng các đường thẳng về phía chúng. Nếu điều này quá khó, hãy quay lại các bài tập trước để rèn luyện thành thục trực giác hơn nữa.
Vẽ các khung nhìn khác nhau cho đến khi bạn có thể tự làm điều đó mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Hoặc là tự mình tìm ra các cách khác dễ dàng hơn mà không phải dựa vào chính xác những gì đã học.
Cảnh báo: một số góc nhìn có thể gây nhầm lẫn và trông kỳ quặc ngay cả khi bạn vẽ chúng chính xác. Đừng lo lắng, ghi nhận những góc nhìn này sẽ rất hữu ích cho bạn! |
Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp trên để vẽ các hình hộp:
Phác thảo phối cảnh
Hiểu các quy tắc phối cảnh là một chuyện, nhưng có thể áp dụng nó vào các bản vẽ tay của bạn hay không lại là một chuyện khác. Những bài tập này sẽ giúp bạn rèn luyện thói quen vẽ theo quy tắc phối cảnh một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn. Lý thuyết có thể nhanh chóng quên đi mất nhưng thói quen và phản xạ vẫn sẽ còn lại mãi ở đó.
Bài tập 1: Organic From
Tất cả những form 3D đều bị chi phối bởi bối cảnh, nhưng organic forms dường như có thể lãng tránh khỏi các quy tắc, bởi vì chúng không thể vẽ cùng với vanishing point (điểm biến mất), horizon (đường chân trời) và tất cả những thứ bạn liên kết với phối cảnh. Nhưng chúng vẫn tuân theo những quy tắc cơ bản mà tôi sẽ giải thích cho bạn sau. Bây giờ, hãy tự phác thảo một số form linh hoạt mà không cần phác theo mẫu.
Bước đầu, hãy phác thảo một số đường uốn lượn mà bạn muốn. Nên phác các nét thật nhẹ, ở đây tôi phát nét đậm đễ các bạn có thể dễ nhìn.
Các form (mẫu vẽ) mới này đều giống với các form ban đầu. Nó xoay quanh các khung xương, có thể sẽ nhỏ dần lại để tạo phần đầu nhọn. Phác thảo lại hình dạng của chúng một cách cẩn thận để khi bạn nhìn vào không bị rối.
Bây giờ hãy lấp đầy các khoảng trống bằng cách tạo ra sự chuyển tiếp của các nét. Cố gắng không làm cho khu vực chuyển tiếp quá chật chội.
Các đường bao quanh các đối tượng hiển thị dạng 3D khá độc đáo, nhưng nếu bạn muốn tạo phần ảnh ảo cho bản vẽ, hãy đánh bóng nó bằng những nét cơ bản. Đánh bóng được liên kết chặt chẽ với phối cảnh và nó chỉ trở nên khó khăn khi hình dạng 3D của bạn không được vẽ rõ ràng.
Bài tập 2: Live Rotation
Có thể bạn đã biết cách vẽ các form rotation (xoay) tách biệt, nhưng đôi khi rotation ảnh hưởng đến một số hệ thống của các form. Đây là lúc bạn cần cẩn thận hơn, vì việc suy đoán hình dạng có thể hoạt động tốt ở hình này nhưng lại phá hỏng hình dạng khác.
Ví dụ, bây giờ bạn muốn vẽ một cánh cửa mở (1), một chiếc hộp mở (2) hay một quai hàm mở (3). Đương nhiên bạn có thể chọn vẽ những thứ bạn muốn, nhưng những ví dụ này thường dễ hiểu hơn nhiều.
Tìm trục để mở (nó sẽ dễ hơn nếu là một trong số các dimension (chiều), tuy nhiên, nó vẫn có thể ở bên ngoài), và một điểm dính vào mặt phẳng mà bạn muốn xoay, hãy nhìn đường thẳng được tô màu dưới đây. Bạn có thể coi điểm này là một mối khớp 2D.
Rotation là việc một điểm đi xung quanh trục. Thông thường, chúng sẽ đi theo hình tròn, nhưng hầu hết sẽ đi theo hình ellipse. Và bạn đã biết cách vẽ hình ellipse rồi nhỉ?
Chọn bất kỳ góc độ nào mà bạn muốn mở form.
Chúng ta đã có sẵn một chiều để mở. Nếu muốn mở theo những chiều khác thì làm tương tự như thế, bởi lẽ, chúng không thay đổi chiều dài.
Bài tập 3: Phân tích phối cảnh sống
Đừng để những hình khối, hình hộp và hình elip trên đánh lừa bạn, phối cảnh không chỉ là một lĩnh vực nhân tạo và cứng nhắc của con người. Để hiểu rõ hơn về cách phối cảnh ảnh hưởng đến sinh vật sống, hãy biến động vật thành những hình thức đơn giản. Cá, rắn và hải cẩu là những con vật phù hợp để bắt đầu, và khi bạn cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi vẽ chúng, bạn có thể vẽ được mọi con vật trong mọi tư thế. Đây là một bài tập thú vị và nó đưa bạn đến gần hơn với ứng dụng thực tế của phối cảnh.
Bài tập 4: Tự tạo tác phẩm!
Mục tiêu của loạt bài này là cung cấp cho bạn các kỹ năng để vẽ các đối tượng tưởng tượng một cách thực tế và bây giờ bạn đang tiến gần đến nó! Bước cuối cùng là vẽ các cấu trúc phức tạp, với sự trợ giúp của các bài hướng dẫn cùng tác giả mà mình sẽ dịch sau cho các bạn.
Đó (gần như) là tất cả!
Đây là tất cả những gì cần quan tâm trong bài học này! Lần tới, chúng ta sẽ đi sâu vào vẽ thực tế từ trí tưởng tượng, học cách xây dựng những điều có ý nghĩa từ những hình thức đơn giản mà bạn đang thực hành. Nhưng trong lúc này, hãy tiếp tục làm việc! Gầy dựng phản xạ cần có thời gian, vì vậy bạn phải thực hành thường xuyên để việc vẽ phối cảnh trở thành bản chất thứ hai của bạn. Những bài tập này không cần phải nắm bắt qua một hai ngày. Hãy thoải mái chỉ thực hành một trong số chúng trong nhiều ngày, nếu cần thiết. Đây là một chủ đề phức tạp và nhiều nghệ sĩ không làm được vì sợ thất bại. Dù khó khăn đến đâu, đừng từ bỏ, nó sẽ xứng đáng với công sức của bạn, tôi hứa đấy!
Về tác giả Monika
Monika Zagrobelna là một nghệ sĩ người Ba Lan với chuyên môn vẽ động vật và cho thấy những quan điểm về động vật rất riêng cô ấy. Bạn có thể xem thêm công việc của cô ấy và làm theo cùng với hướng dẫn mới nhất của cô ấy trên Trang Facebook của cô ấy.