Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng Phần 3A

Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng

PHẦN 3A: THAM KHẢO XA HƠN

Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng
Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng

Vấn đề chính mà bạn gặp phải ở việc vẽ từ trí tưởng tượng của mình là về việc suy đoán. Bạn biết rằng mình muốn vẽ một con sư tử, nhưng thực ra bạn lại không biết rõ về việc nó trông như thế nào, thế nên bạn quyết định vẽ lại bằng cách sắp xếp vị trí những đường nét mà bạn nghĩ là giống với một con sư tử. Thực sự là bạn không thể thành công với việc chỉ đoán, sau đó vẽ lại những gì bạn cho là đúng. Điều này sẽ không thể giúp bạn thành công được. Bạn có thể đoán được tên của con vật mà bạn đang vẽ, nhưng bạn không thể đoán được toàn bộ các nét vẽ vẽ đúng của khuôn mặt một con sư tử.
Trong hướng dẫn này tôi sẽ chỉ cho bạn chính xác cách thực hành vẽ bằng cách áp dụng tài liệu tham khảo để quản lý mà không cần chúng sau này.
Vẽ bằng cách đoán sẽ không đi đến đâu cả. Vẽ từ trí tưởng tượng nên là một việc sử dụng kiến thức và kinh nghiệm, và đây là những điều bạn phải có được trước khi vẽ. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ chỉ cho bạn một cách chính xác về việc thực hành vẽ bằng cách sử dụng tài liệu tham khảo để quản lý mà không cần đến chúng sau này.

Có một điều cần làm rõ: tôi không có ý chống lại việc sử dụng tài liệu tham khảo. Chúng rất tuyệt và chúng giúp ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn là tuýp người giống tôi, có lẽ bạn muốn và thích việc mình có thể tự do vẽ bất cứ thứ gì vào bất cứ thời điểm nào bạn muốn mà không cần phải dạo trên pinterest hay google image trước khi vẽ. Đó là những gì mà bài viết này đang hướng đến: sự tự do sáng tạo.

Làm sao để vẽ được những gì mình muốn

Như tôi đã đề cập trong bài viết đầu tiên, toàn bộ vấn đề về việc vẽ những gì bạn muốn là bạn chỉ nghĩ rằng bạn đã biết rõ những gì bạn muốn vẽ. Nó đánh lừa khiến bạn cảm thấy rằng bạn hoàn toàn có thể vẽ ra những gì bạn muốn chỉ với một tờ giấy và một cây bút chì có sẵn, thực ra là không. Và điều này vô hình chung khiến việc học vẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, vì bạn luôn có cảm giác là "biết cách vẽ" rồi. Sự khác biệt duy nhất giữa chúng là kinh nghiệm.

Làm sao để vẽ được những gì mình muốn
Làm sao để vẽ được những gì mình muốn

Trước khi bạn vẽ một cái gì đó từ trí tưởng tượng/trí nhớ, hãy tự hỏi: Trước đây tôi đã từng vẽ nó hay chưa? Liệu tôi đã bao giờ chú ý đến việc nó thật sự trông như thế nào? Hoặc ít ra, tôi đã vẽ thứ gì đó tương tự như nó hay chưa? Nếu câu trả lời là chưa, bạn không nên mong đợi bản vẽ của mình sẽ đẹp, bất kể bạn cảm thấy tự tin đến mức nào. Sự tự tin phải được xây dựng từ một nền móng vững chắc - và trong hướng dẫn này tôi sẽ chỉ cho bạn cách tạo nền móng này bằng sự hiểu biết và luyện tập.

Trước khi đến với phần bài tập, tôi gọi phần cuối cùng trong loạt series hướng dẫn này là "kiến thức của vấn đề". Chúng ta nhìn nhận các đối tượng từ đặc trưng của chúng, và những đặc trưng này là những gì bạn cần phải ghi nhớ để cho ra được bản vẽ thực tế. Những đặc trưng này có rất nhiều loại, và về cơ bản thì chúng ta có thể nhóm chúng lại thành những đặc tính sau:
  • Gesture - Cử chỉ: điều đầu tiên chúng ta thấy; bản chất của đối tượng và cơ sở của ấn tượng đầu tiên.
  • Structure - Cấu trúc: tỷ lệ cơ bản của đối tượng (bộ xương).
  • Form - Hình khối: vật thể trông như thế nào khi tước bỏ tất cả các chi tiết (khối cơ).
  • Anatomy - Giải phẫu: cơ sở cơ bản của các chi tiết bề mặt (cơ bắp).
  • Details - Chi tiết: các chi tiết bề mặt (mỡ, da, lông).
5 đặc trưng cơ bản từ trái qua phải bao gồm: Gesture - Cử chỉ, Structure - Cấu trúc, Form - Hình khối, Anatomy - Giải phẫu, Details - Chi tiết
5 đặc trưng cơ bản từ trái qua phải bao gồm: Gesture - Cử chỉ, Structure - Cấu trúc, Form - Hình khối, Anatomy - Giải phẫu, Details - Chi tiết

Các phần này sẽ được học theo thứ tự cụ thể, bởi vì phần này sẽ là cơ sở cho phần khác. Bắt đầu với các chi tiết hoặc giải phẫu là sai lầm chính trong loại nghiên cứu này, bởi vì bạn có thể kết thúc với các bức tượng chính xác về mặt giải phẫu, nhưng lại thiếu đi linh hồn của vật thật. Thứ tự này cũng phản ánh cách chúng ta nhìn vào các vật thể, do đó, một bản vẽ dựa trên ba đặc trưng đầu tiên sẽ trông chính xác hơn một bản vẽ chỉ dựa trên ba đặc trưng cuối cùng.

Không quan trọng bạn sử dụng phong cách nào để vẽ các đặc trưng này. Phần này sẽ tập trung vào "thế nào" hơn là "làm sao". Tuy nhiên, tôi sẽ tập trung vào bản vẽ tuyến tính thuần túy để giữ cho nó đơn giản và phổ quát hơn.

Subject là gì?

Subject - Chủ thể là bất kỳ đối tượng hoặc sinh vật nào đó có một loạt các đặc trưng cụ thể không đổi. Tùy thuộc vào mức độ chi tiết, một subject có thể là một động vật ăn thịt, một con mèo lớn, một con sư tử hoặc một bộ phận cơ thể của một con sư tử. Tất cả đều phụ thuộc vào mức độ cụ thể mà bạn muốn. Hãy nhớ rằng, việc bạn chọn một chủ thể quá tổng quát sẽ khiến bạn khó có thể tiếp cận hoặc tiếp cận được một lượng kiến thức rất nhỏ, do đó, bạn không thể vẽ một con sư tử chỉ bằng cách tìm hiểu về họ nhà mèo nói chung và những con mèo thể xác to lớn nói riêng (giống mèo nhưng bự con).

Subject là gì?
Subject là gì?

Một subject không thể là một đối tượng hoặc một sinh vật tưởng tượng được, bởi vì chúng không thể nghiên cứu. Ví dụ, bạn có thể nghiên cứu các chủ thể như dơi, thằn lằn và khủng long để học cách vẽ rồng từ trí tưởng tượng, nhưng bạn không thể nghiên cứu một con rồng được (trừ khi con rồng đó là sản phẩm của một nghệ nhân nào đó tạo ra). Tuy nhiên, việc ghi nhớ tại sao bạn phải nghiên cứu về những chủ thể thực này rất quan trọng vì nó giúp bạn tránh khỏi những sơ suất sai lầm về chi tiết. Ví dụ như bạn không cần phải nghiên cứu hộp sọ của dơi nếu bạn chỉ cần vẽ phần cánh của nó cho đối tượng bạn muốn.

Chủ thể đưa ra định hướng và mục tiêu rõ ràng cho nghiên cứu. Thay vì theo đuổi một mong muốn mơ hồ để vẽ một cách thực tế, bạn nên phân tích một cái gì đó thực tế để giải phẫu cấu trúc của nó thành một cái gì đó bạn có thể vẽ. Đối tượng của tôi sẽ là một con sư tử, vì vậy bạn có thể sao chép trực tiếp các bài tập này để tìm hiểu về bất kỳ sinh vật nào khác. Chúng cũng có thể được sửa đổi để vẽ các vật thể vô tri, nhưng tôi sẽ gọi đối tượng của chúng ta là một sinh vật cho nó đơn giản.

Làm thế nào để học đây?

Với bất kỳ một môn học nào đi chăng nữa thì việc luyện tập chính là chiếc chìa khóa thành công. Bạn có thể dành cả ngày để xem một quyển atlas về giãi phẫu động vật, sau đó lâng lâng sung sướng vì nghĩ rằng mình đã nắm được kiến thức về nó. Nhưng sau một tuần thì bạn vẫn không thể vẽ được bất kỳ chủ thể nào mà không cần đến quyển atlas giải phẫu đó. Vì vậy, cho dù lượng kiến thức đó có dễ dàng và rõ ràng như thế nào đi chăng nữa, hãy đảm bảo rằng bạn không ngừng nỗ lực luyện tập. Giờ qua giờ, ngày qua ngày, tháng qua tháng, cố gắng trở nên độc lập hơn khi vẽ mà không cần đến tài liệu hướng dẫn.

Mỗi phần đều đã được bao gồm trong phần tiếp theo, vì vậy bạn không cần phải mất hàng tháng để đảm bảo rằng bạn đã thực sự nắm được kiến thức phần đầu tiên. Sau khi bạn cảm thấy bạn đã hiểu được một phần, ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể tiếp tục đến phần tiếp theo nhưng sẽ liên tục thực hành lặp lại những phần trước.

Nhắc lại một lần nữa, thứ tự là điều rất quan trọng. Đừng nhảy cóc giữa các phần, cũng đừng cố gắng học tất cả chúng chỉ trong một lần duy nhất. Lời khuyên từ một người đã nhận phải sai lầm này trong quá khứ - nếu bạn làm quá nhiều việc trong cùng một khoảng thời gian thì sẽ rất khó để bạn tìm ra được lỗi sai trong tác phẩm của mình.

Giống như những gì tôi đã nói, mỗi khi bạn thực hành một bài tập, hãy giữ chúng lại trong một tập phác thảo hoặc một thư mục trên máy tính, nhớ ghi lại ngày tháng và một vài ghi chú cần lưu ý nếu có mà bạn đã thực hành. Những dòng ghi chú cũng là một thứ rất quan trọng. Bạn phát hiện ra một điều gì đó quan trọng thì việc ghi lại sẽ khiến trí nhớ của bạn không bị rối loạn mỗi khi lục tìm một điều gì đó. Cho dù sau này bạn không bao giờ đọc lại những dòng ghi chú, thì việc ghi lại nó sẽ khiến bộ não của bạn nghĩ rằng điều đó là một điều có vẻ quan trọng. Có thể bạn nghĩ rằng bạn sẽ không quên được những điều quan trọng, nhưng không đâu, bạn sẽ quên nó ngay trong tích tắc thôi. Đừng tin tưởng bộ não của bạn, hãy tin vào thực tiễn!

Làm thế nào để học vẽ?
Làm thế nào để học vẽ?

Học một môn học mất rất nhiều thời gian, vì chúng rất phức tạp. Bạn phải dành ít nhất một giờ để nghiên cứu một cái gì đó mới và ít nhất 15 phút để lặp lại. Đừng học quá nhiều thứ cùng một lúc, nếu không bạn sẽ khó để ghi nhớ chúng và cuối cùng sẽ quên đi phần lớn. Việc phải học lại những thứ bạn đã học qua sẽ rất nản và khó chịu. Đây cũng chính là lý do vì sao bạn nên lặp lại việc thực hành và không nên bỏ dỡ các phần tiếp theo quá lâu. Bạn có thể tạm thời nghỉ ngơi nếu cảm thấy kiến thức quá tải, nhưng phải đảm bảo rằng bạn giữ lượng kiến thức trong một quá trình dài.

Mặc dù tôi đã tách chúng ra thành các phần riêng biệt cho dễ học, nhưng về cơ bản thì chúng liên kết rất chặt chẽ với nhau. Ví dụ, cả cấu trúc và hình khối có thể được bao gồm trong cử chỉ và sự hiểu biết về các chi tiết có thể ảnh hưởng đến hình khối. Bạn có thể phát triển một số sơ đồ trong một bài tập, và sau đó khám phá một cái gì đó hiệu quả hơn trong bài tiếp theo. Đừng ngần ngại nâng cấp template của bạn, đây là một quá trình học tập và bạn có thể tự do thay đổi mọi thứ bao nhiêu lần tùy thích.

Một điều cuối cùng: Tôi cho rằng bạn có toàn quyền kiểm soát họa cụ của mình và bạn có thể vẽ các hình thức 3D trừu tượng mà không gặp vấn đề gì lớn lao. Nếu nó không đúng, tôi khuyên bạn nên quay lại các bài tập trước. Tôi không thể ngăn bạn, tất nhiên, nhưng rất có thể các vấn đề của bạn sẽ dồn lại, điều này sẽ chỉ dẫn đến sự thất vọng và thậm chí ghét vẽ. Hãy xây dựng một nền móng vững chắc trước khi tiến xa hơn nữa!

Gesture - Cử chỉ

Trong thuật ngữ vẽ, vẽ cử chỉ là phác họa một tư thế của đối tượng rất nhanh mà không có bất kỳ chi tiết nào. Cử chỉ ở đây không chỉ là một tư thế mà là tinh thần của chủ đề, thứ chúng ta nhìn thấy đầu tiên ngay cả trong một bản vẽ đã hoàn thành. Cử chỉ là thứ làm cho hai bản vẽ của cùng một chủ đề (với tỷ lệ, giải phẫu và chi tiết giống hệt nhau) khác nhau.

Cử chỉ tốt có thể làm cho một bản phác thảo rất đơn giản trông giống như một kiệt tác, và không có kiến thức giải phẫu nào có thể bù đắp cho nó. Cử chỉ không thể nhìn thấy như bộ xương, cơ bắp hoặc chi tiết, và đó là lý do tại sao nhiều nghệ sĩ bỏ bê nó. Nhưng không có cử chỉ, ngay cả sinh vật chi tiết nhất cũng sẽ trông giống như một bức tượng!

Phác thảo cử chỉ có thể bao gồm cả hình khối. Chúng có thể dựa trên bộ xương, hoặc khối cơ, hoặc đơn giản là hướng các bộ phận của cơ thể. bất kể đó là gì đi chăng nữa, thì các nét vẽ cử chỉ là thứ tạo ấn tượng giúp ta nhìn thấy được nội dung bản vẽ sẽ được hoàn thiện ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đây là lý do tại sao cử chỉ được phác họa một cách nhanh chóng. Bằng cách này, bạn không có đủ thời gian để đưa vào bất kỳ chi tiết nào, vì vậy bạn sẽ vứt bỏ đi những chi tiết chưa cần đến và chỉ giữ lại các yếu tố cần thiết. Đây sẽ là cơ bản của việc thực hành vẽ cử chỉ, nhưng cũng có những bài tập khác bạn có thể làm.

Bài tập 1: Phân tích cử chỉ

Trước khi bạn thử thực hành vẽ cử chỉ cổ điển, bạn nên chuẩn bị trước. Tìm một bức ảnh cho thấy chủ đề của bạn một cách rõ ràng, không khó hiểu.

Gesture - Cử chỉ trong vẽ phác thảo
Gesture - Cử chỉ trong vẽ phác thảo

Phác thảo chủ đề của bạn từ tài liệu tham khảo này. Bạn không cần phải làm cho nhanh chóng, cũng đừng xem nó là một bản vẽ siêu quan trọng.

Gesture - Cử chỉ trong vẽ phác thảo
Gesture - Cử chỉ trong vẽ phác thảo

Bây giờ hãy nhìn vào bản vẽ và cố nghĩ xem đâu là những nét vẽ thực sự quan trọng và đâu chỉ là những nét có thể loại bỏ mà không làm cho bản vẽ trở nên khó hiểu hoặc không thể nhận ra. Sau đó, từ đúc kết của bản thân, hãy vẽ ra. Cố gắng không sử dụng tẩy và vẽ càng ít nét càng tốt.

Gesture - Cử chỉ trong vẽ phác thảo
Gesture - Cử chỉ trong vẽ phác thảo

Tiếp tục làm điều này từng bước một, cho đến khi có nhiều nét bạn có thể bỏ một cách an toàn. Mỗi một bản vẽ mới càng cần đơn giản và nhanh chóng hơn. Sau cùng, thứ còn lại của bạn chính là gesture - cử chỉ.

Bài tập 2: Cử chỉ có giới hạn

Để vẽ cử chỉ, bạn cần một tập hợp các tài liệu tham khảo mà bạn có thể xem dưới dạng các slide theo thời gian. Có các công cụ để tạo slideshow từ ảnh, nhưng lý tưởng nhất là chúng ta muốn sử dụng hình ảnh từ Internet mà không cần tải xuống. Vì vậy, tôi đã yêu cầu chồng tôi, một người lập trình viên, tạo ra một công cụ trực tuyến đơn giản chuyển đổi các liên kết hình ảnh thành một slideshow. Bạn có thể tải nó ở đây.

Tạo một danh sách toàn bộ các liên kết đến hình ảnh với tư thế đẹp. Có thể có những cái dễ và khó, nhưng tránh những cái khó hiểu - đôi khi thực tế có vẻ khó hiểu, nhưng chúng ta không cần phải vẽ theo cách này!

Phác họa Gesture - Cử chỉ
Phác họa Gesture - Cử chỉ

Khi bạn đã chuẩn bị trình chiếu, hãy phát slide đầu tiên và tạm dừng nó. Hãy nhìn vào chủ đề của bạn. Số nét ít nhất bạn có thể vẽ nó là bao nhiêu? Hãy suy nghĩ một lúc, sau đó cố gắng vẽ với càng ít nét càng tốt. Nhớ đếm lại các nét.

Phác họa Gesture - Cử chỉ
Phác họa Gesture - Cử chỉ

Chuyển đến slide tiếp theo và tạm dừng nó. Vẽ mọi slide với số lượng nét giới hạn mà bạn đã thiết lập trong bản vẽ đầu tiên (bạn có thể sử dụng ít hơn, nhưng không nhiều hơn). Tốn khá nhiều thời gian, nhưng bạn sẽ thấy rằng bạn đang trở nên nhanh hơn với mỗi slide.

Phác họa Gesture - Cử chỉ
Phác họa Gesture - Cử chỉ

Bài tập 3: Cử chỉ tự do

Thời gian cho các bài tập cử chỉ cổ điển. Sử dụng phương pháp tương tự như trước để xem các tài liệu tham khảo dưới dạng slide. Lần này thì ta không sử dụng phương pháp đếm nét mà là về thời gian - 30 giây cho một slide.

Vẽ slide trong thời gian bạn có. Sử dụng những gì bạn đã học được trong các bài tập trước để làm cho bản phác thảo của bạn trông hoàn chỉnh mà không cần có bất kỳ chi tiết nào. Cố gắng tạo một số sơ đồ, một số quy trình có thể hoạt động mọi lúc - điều này sẽ giúp bạn nhanh hơn.

Nhưng mục tiêu duy nhất bạn cần không phải là vẽ sao cho nhanh mà là cho đúng trong thời gian ngắn. Tập trung vào những gì quan trọng nhất, và đừng cố tham lam vẽ mọi thứ vào - trong gesture thì "càng ít lại càng nhiều". Đừng lo lắng nếu bạn không thể theo kịp. hoặc bản vẽ của bạn vẫn chưa đầy đủ. Tìm hiểu cách để làm việc hiệu quả hơn trong slide tiếp theo. Và đừng quan trọng hóa nó - đây nên là một trò chơi thú vị, không phải là một bài kiểm tra kỹ năng của bạn.

Phác họa Gesture - Cử chỉ
Phác họa Gesture - Cử chỉ

Bài tập 4: Luyện tập trí nhớ

Vẽ từ một tài liệu tham khảo dựa trên trí nhớ ngắn hạn, và ngoài việc nó giúp cho bàn tay của bạn linh hoạt hơn, thì sẽ không có bất cứ thứ gì khiến bạn nhớ những gì bạn vẽ. Để thực sự ghi nhớ một cái gì đó, bạn cần thực hành lấy nó từ trí nhớ.

Một lần nữa, sử dụng trình chiếu, nhưng tiếp tục tạm dừng mỗi slide. Nhìn vào slide một lát, tưởng tượng ra những nét vẽ cử chỉ và đưa nó ra khỏi tầm mắt của bạn. Vẽ cử chỉ ngay bây giờ mà không cần nhìn thoáng qua tham chiếu. Vẽ nó giống như bài tập trước đây - một cách nhanh chóng, tiết kiệm, không cần sửa liên tục, như thể đồng hồ bấm giờ đang tích tắc, nhưng đừng đoán bất cứ điều gì!

Vẽ từ một tài liệu tham khảo dựa trên trí nhớ
Vẽ từ một tài liệu tham khảo dựa trên trí nhớ

Xong chưa? Nhìn vào tài liệu tham khảo bây giờ. Và đâu sẽ là nét khác biệt nếu như bạn vẽ trong lúc nhìn tài liệu này? Tắt tài liệu đi và thử vẽ lại một lần nữa mà không cần nhìn vào bản phác thảo trước đó.

Vẽ từ một tài liệu tham khảo dựa trên trí nhớ
Vẽ từ một tài liệu tham khảo dựa trên trí nhớ

Tiếp tục làm việc với một tài liệu tham khảo duy nhất cho đến khi bạn hài lòng với kết quả. Sau đó đi đến một slide khác.

Bài tập 5: Phân tích chuyển động

Tìm một video có xuất hiện chuyển động của chủ đề mà bạn đã chọn, lưu ý là không chọn một video có chuyển động quá phức tạp. Khi nó bắt đầu chuyển động, hãy nhấn pause và phác họa lại chuyển động của nó. Bạn có thể kết hợp nó với việc luyện tập trí nhớ bằng cách chỉ nhìn thoáng qua khung hình trước khi bắt đầu vẽ.

Phân tích chuyển động
Phân tích chuyển động

Tiếp tục cho video play và dừng lại ở một khung hình khác với tư thế hơi khác - một giai đoạn khác của cùng một chuyển động.

Phân tích chuyển động
Phân tích chuyển động

Tiếp tục phác thảo một bức khác.

Phân tích chuyển động

Bài tập 6: Ký họa thực tế

Vì từ ảnh rất thuận tiện, vì chúng đóng băng một khoảnh khắc trong thời gian, và dù thời gian có tích tắc trôi nhanh thì bạn vẫn có thể quan sát nó. Nhưng nhìn quá lâu có thể dẫn đến việc nhìn thấy quá nhiều, nhiều hơn mức cần thiết. Nhìn càng ít, cử chỉ sẽ càng rõ ràng và hiệu quả hơn. Và đó là thứ mà ký họa thực tế sẽ mang lại.

Nhiều họa sĩ coi việc vẽ từ ảnh là một việc không hay, bởi vì điều này khiến bạn học cách vẽ ảnh chứ không phải vẽ thật. Nhưng tôi tin rằng, với cương vị là một người mới chân ướt chân ráo, thì ký họa thực tế khi bạn không thể nhìn rõ được cử chỉ sẽ khiến việc học vẽ trở nên bế tắc. Có rất nhiều kỹ năng bạn có thể sử dụng làm căn bản để bắt đầu! Nhưng những bài tập này sẽ dễ dàng hơn nhiều cho bạn.

Để ký họa thực tế, hãy đến một nơi mà chủ thể của bạn sống ở đó. Ghé thăm một sở thú, hoặc một nơi trú ẩn của động vật, hoặc đơn giản là quan sát thú cưng của bạn. Cứ mỗi một chuyển động thì bạn có thể xem nó là một slide riêng biệt và phác họa càng nhiều chuyển động càng tốt. Điều này sẽ trở nên khó hơn so với vẽ từ ảnh từ động vật đa phần di chuyển liên tục, trừ khi bạn vẽ con đũy Lười. Nhưng cũng nhờ đó mà bài thực hành của bạn trở nên hiệu quả hơn. Bạn sẽ tìm được "đường tắt" cho việc phác họa cử chỉ và chính những con đường ấy sẽ giúp bạn tôi luyện trí nhớ cho những bức vẽ sau này.

Bạn không thể đi ký họa thực tế? Thế thì vẽ qua góc nhìn của một chiếc camera là một ý tưởng không tồi. Camera này phải được bám theo từng chuyển động của vật thể, và đừng có ý nghĩ rằng chuyển động của vật thật sẽ dừng lại theo ý bạn, bạn đâu thể dừng chuyển động của con vật.

Ký họa thực tế
Ký họa thực tế

Bài tập 7: Thực hành tưởng tượng

Vẽ từ trí tưởng tượng không hẳn là việc vẽ lại những hình ảnh từ trí nhớ, mà chủ yếu là tạo ra một cái gì đó mới dựa trên kiến thức chúng ta có. Và điều này cũng phải được thực hành trước khi bạn có thể quản lý bản vẽ mà không cần tham khảo.

Tìm một video mà chủ đề của bạn có thiên hướng chuyển động. Tạm dừng nó và phác thảo lại cử chỉ.

Vẽ từ trí tưởng tượng không hẳn là việc vẽ lại những hình ảnh từ trí nhớ
Vẽ từ trí tưởng tượng không hẳn là việc vẽ lại những hình ảnh từ trí nhớ,...

Bạn tiếp tục cho chạy video và sau một lát, hãy bấm dừng video lại để tiếp tục phác họa một cử chỉ khác. Hãy chú ý một chút, ở đây, chúng ta sẽ chừa lại một khoảng trống vừa đủ cho bước sau như hình vẽ dưới đây.

...mà chủ yếu là tạo ra một cái gì đó mới dựa trên kiến thức chúng ta có.
...mà chủ yếu là tạo ra một cái gì đó mới dựa trên kiến thức chúng ta có.

Hãy thử luyện tập bằng cách không cần nhìn vào Video, vẽ một cử chỉ mới là sự chuyển tiếp hành động giữa 2 tư thế này.

Sự chuyển tiếp hành động giữa hai tư thế
Sự chuyển tiếp hành động giữa hai tư thế

Khi bạn đã vẽ xong, hãy tua lại video và tìm lại tư thế đó rồi tiến hành so sánh sự khác biệt giữa chúng. Bạn sẽ nhìn thấy được lỗi sai và sửa lại là được.

Bài tập 8: Thực hành Gesture cuối cùng

Bây giờ, hãy tạm dẹp các hình ảnh mẫu, ảnh tham chiếu qua một bên. Thay vào đó, hãy luyện tập với các cử chỉ được vẽ hoàn toàn từ trí tưởng tượng. Bắt đầu với những tư thế dễ dàng, dễ đoán, sau đó chuyển sang những tư thế thú vị hơn. Thử cho con vật chạy nhảy, chơi, ngủ, chiến đấu, giao tiếp,... Bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ ra!


Để làm cho bài tập này hiệu quả hơn, một khi bạn phát hiện ra rằng bạn không thể vẽ một số tư thế hoặc tư thế đó trở nên khó hiểu, hãy dừng lại và thử nghiên cứu để xem vấn đề của bạn là gì. Sau khi tìm ra vấn đề thì mới được tiếp tục vẽ. Đừng tẩy xóa bất cứ thứ gì - thay vào đó, hãy gạch bỏ hình vẽ “sai” và vẽ một hình mới bên cạnh.

COMMENTS

Name

AfterEffects,5,Animal,312,Animation,19,Anime,301,App,4,Architecture,4,Artist,28,Artwork,58,Blender,2,Blocking-in,1,Calligraphy,1,Cartoons,563,Chibi,55,Christmas,93,ClipStudio,1,Comic,26,Creativity,13,Digital,46,DIY-Handmade,9,Fanart,1,fashion-design,19,FireAlpaca,1,Foods,32,Games,52,Halloween,39,Human,14,Idea,5,Illustrator,1,Kid,480,Knowledge,65,Landscape,4,Maya,8,Medibang,1,News,60,One-Point,2,PaintTool-SAI,6,Payment,4,Perspective,10,Photoshop,54,Picsart,8,Plans,115,Series,36,Software,90,Stuff,71,Tips,49,Toplist,14,Tutorial,1397,Two-Point,3,Video,21,Wallpapers,20,watercolor,28,Xe,90,
ltr
item
Vẽ Từng Nét Nhỏ: Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng Phần 3A
Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng Phần 3A
Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgpEY1oH0Gr3iWlZCZ-1Qf3AUzLIKy_VoAYgEY0zLg7gMp0V07fH7UGzoAgrCmuyqWdezoQNxsVW2HTlfjDWp48Wf37eetK1slvckJ6nrdvK08xC_vpr8Ah2ZSSHxNlLLkG9DmsdXUX/s1600/1_cDYsMCs8tX9qB_ZT0j1CNA.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgpEY1oH0Gr3iWlZCZ-1Qf3AUzLIKy_VoAYgEY0zLg7gMp0V07fH7UGzoAgrCmuyqWdezoQNxsVW2HTlfjDWp48Wf37eetK1slvckJ6nrdvK08xC_vpr8Ah2ZSSHxNlLLkG9DmsdXUX/s72-c/1_cDYsMCs8tX9qB_ZT0j1CNA.png
Vẽ Từng Nét Nhỏ
https://vetungnetnho.blogspot.com/2019/04/lam-sao-de-ve-tranh-tu-tri-tuong-tuong-phan-3A.html
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/2019/04/lam-sao-de-ve-tranh-tu-tri-tuong-tuong-phan-3A.html
true
8997137301902694180
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content