Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng Phần 3B

Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng

PHẦN 3B: CẤU TRÚC, HÌNH KHỐI, GIẢI PHẪU VÀ CHI TIẾT

Structure - Cấu trúc

Gestures thì tuyệt đấy, nhưng khi bạn nhìn lâu hơn, chúng bắt đầu mất dần hình dạng form. Lỗ hổng lớn nhất của chúng là sự mơ hồ - khó có thể nói nét nào là phần nào và thực tế là dài bao nhiêu. Nhờ váo đây, chúng ta sẽ làm quen với cấu trúc, thứ được xây dựng dựa trên bản phác thảo cử chỉ giúp cho nó trở nên rõ ràng hơn.

Cấu trúc là thứ được đặt thành cơ sở cơ bản cho hình khối form sau này. Nó là nền tảng quyết định tỷ lệ của cơ thể. Trong các sinh vật sống, bộ xương chính là một loại cấu trúc như vậy, nhưng thực tế, chúng ta không cần phải vẽ một bộ xương để vẽ một sinh vật. Chúng ta chỉ cần biết nó trông như thế nào và nó ảnh hưởng như thế nào đến vẻ ngoài của con vật.

Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng

Một bản vẽ giỏi về anatomy và details nhưng lại kém về phần cấu trúc sẽ khiến bạn trông như một tay vẽ hạng nghiệp dư. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn cần phải học và ghi nhớ nó để thực hành thật tốt.

Bài tập 1: Phân tích cấu trúc

Việc tìm hiểu cấu trúc của các sinh vật thực tương đối dễ dàng vì chúng đã có sẵn bộ xương. Tất nhiên là chúng ta sẽ không giết hại một sinh vật nào đó để xem xương của nó mà là lên google tìm hình ảnh nha. Tìm ảnh chụp khung xương của đối tượng, có thể ở tư thế rõ ràng, đơn giản. Vẽ nhanh phác thảo cử chỉ về tư thế của nó, như thể nó là một con vật sống.

Dựa vào phần phác thảo cử chỉ vừa vẽ xong, bạn vẽ một khung xương của con vật. Bạn có thể tham khảo ảnh dưới nhưng đừng copy y hệt. Vẽ hướng và chiều dài của xương, không nhất thiết phải là hình dạng thực của chúng. Biến các hình khối lớn hơn (hộp sọ, ngực, hông) thành hình khối đơn giản hơn. Bạn có thể bỏ qua những chiếc xương nhỏ và tập trung vào những chiếc xương có chức năng nâng đỡ hình khối của cơ thể.

Cấu trúc không cần phải vẽ nhanh, nhưng phải rất đơn giản, hiển thị tỷ lệ một cách tối ưu.
Cấu trúc không cần phải vẽ nhanh, nhưng phải rất đơn giản, hiển thị tỷ lệ một cách tối ưu.

Thực hành vẽ khung xương ở các tư thế khác, nếu có những bức ảnh như vậy. Bạn cũng có thể ghé thăm bảo tàng lịch sử tự nhiên để vẽ bộ xương ở nhiều góc nhìn khác nhau. Chú ý: bạn phải hiểu mối quan hệ giữa chiều dài của xương - cấu trúc là thứ không thể đoán được!

Thực hành vẽ khung xương ở các tư thế khác
Thực hành vẽ khung xương ở các tư thế khác

Bài tập 2: Tracing

Bước tiếp theo là học cách ghi nhớ việc bộ xương là một phần của cơ thể sinh vật, chứ không phải là thứ gì đó riêng biệt. Chuẩn bị một bức ảnh về sinh vật mà bạn muốn vẽ rồi giảm opacity (độ mờ) hoặc tăng sáng lên để bạn có thể trace chúng.

Bây giờ, vẽ "bộ xương" trên cơ thể. Cấu trúc phải giống nhau cho mọi bức ảnh, bất kể tư thế và góc nhìn. Bạn có thể chỉnh sửa lại khung xương cấu trúc mà bạn đã vẽ ở bài tập trước nếu bạn phát hiện ra điều gì đó chính xác hơn.

Bài tập 3: Ứng dụng trong đời sống thực

Bài tập này là phần nâng cấp của bài trước. Lần này, đừng vẽ bộ xương lên các bức ảnh - hãy tưởng tượng rằng các bức ảnh đang nằm ở trên một tờ giấy trắng và bắt đầu phác thảo nó. Nhớ chú ý đến phần tỷ lệ của nó. Ngoài ra, với mỗi bức ảnh bạn vẽ, hãy bắt đầu phác thảo Gestures trước, sau đó mới tới phần Structure. Những Gesture mà bạn vẽ cũng nên cân đối hơn trong quá trình này.

Đừng vẽ tỷ lệ theo cách ước lượng bằng mắt - hãy phân tích chúng một cách có ý thức để dễ nhớ hơn.
Đừng vẽ tỷ lệ theo cách ước lượng bằng mắt - hãy phân tích chúng một cách có ý thức để dễ nhớ hơn.

Bài tập 4: Phân tích chuyển động

Giống như trong phần trước, hãy tìm một video có chủ thể của bạn đang chuyển động. Vẽ nó frame by frame (từng khung hình một) có kết hợp cả Gesture và Structure. Bài tập này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về chuyển động của cơ thể sinh vật sống. Đặc biệt là những bạn có ý định tham gia vào ngành công nghiệp Animation.

Phân tích chuyển động frame by frame
Phân tích chuyển động frame by frame

Bài tập 5: Thực hành vẽ chuyển động

Sử dụng lại một đoạn video, lần này chỉ vẽ hai khung hình có khoảng ngắt giữa chúng.

Motion Practice
Motion Practice

Tắt video và vẽ tư thế sẽ là sự chuyển tiếp giữa hai tư thế đó. Kết hợp cả Gesture và Stucture.

Motion Practice
Motion Practice

Bài tập 6: Vẽ từ trí nhớ

Đây là bài tập tương tự như trong phần trước, nhưng lần này chúng ta sẽ thực hành với Stucture thay vì Gesture. Nhìn vào một bức ảnh, tưởng tượng ra bộ xương, cất bức ảnh đi và bắt đầu vẽ từ trí nhớ. Hãy luôn nhớ rằng phải bắt đầu bài tập bằng cách vẽ Gesture tước khi vẽ Structure. Cũng giống như lần trước, sau khi vẽ xong phải so sảnh lại với bức ảnh ban đầu để tìm ra lỗi sai của bạn. Tiếp tục cất bức ảnh và vẽ lại cho đến khi bạn hoàn toàn hài lòng với kết quả; sau đó chuyển sang ảnh khác.

Vẽ từ trí nhớ

Bài tập 7: Thực hành vẽ Stucture - cấu trúc

Hãy tìm lại bức vẽ Gesture mà bạn hài lòng nhất, sau đó vẽ bộ xương lên trên bức vẽ đó. Không được dùng bất kỳ tài liệu tham khảo nào trong thời gian này, bạn buộc phải ghi nhớ cấu trức ít nhất là trong một khoảng thời gian. Bạn phải thực hành việc vẽ từ trí nhớ để biến nó thành một loại phản xạ.

Thực hành vẽ Stucture - cấu trúc

Bài tập 8: Bài thực hành vẽ cấu trúc cuối cùng

Sau khi đã nắm rõ phần cơ bản từ những bài tập trên, ở bài tập này, bạn cần phải vẽ rất nhiều từ trí nhớ mà không sử dụng đến tài liệu tham khảo. Vẽ càng nhiều càng tốt, lấp đầy những trang giấy trắng với các bản phác thảo của các tư thế khác nhau. Luôn bắt đầu bằng cách vẽ Gesture trước, rồi sau đó mới thêm phần cấu trúc khung xương.

Cũng giống như trước đây, nếu bạn cảm thấy có chỗ nào đó sai sai thì đừng bỏ qua nó. Hãy thực hiện một số bài nghiên cứu để tìm ra lỗi sai và tránh mắc phải sai lầm tương tự trong tương lai.

Form - Hình khối

Nếu cấu trúc cho biết chiều dài và hướng của các bộ phận cơ thể, nhưng nó không cho biết bất cứ điều gì về thể tích, hình khối của chúng - Thì hình khối làm cho sinh vật giống như một cái gì đó có thật, một cái gì đó có thể chạm vào được. Nếu cấu trúc có thể được xem như một bộ xương dây bên trong tác phẩm điêu khắc, thì hình thức chính là tác phẩm điêu khắc - là phần thô chưa được mài giũa của tác phẩm điêu khắc.

Khi bạn vẽ một sinh vật không có hình khối rõ ràng, thì bức vẽ của bạn trông thiếu sức sống, phẳng lì và nhàm chán, ngay cả khi tư thế của nó đẹp và các chi tiết được thể hiện đầy đủ. Góc nhìn ở chế độ 2D có vẻ gượng ép và không tự nhiên, bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới 3D và chúng ta hiếm khi đứng cạnh những sinh vật xung quanh có dáng vẻ của một góc nhìn 2D.

Để vẽ hình khối, bạn cần hiểu phối cảnh. Đây không phải là loại kiến thức mà bạn đoán rồi vẽ đại. Nếu bạn đến đây sau những bài học trước của Series, bạn hẳn đã có kỹ năng về khía cạnh này. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về điều đó, vui lòng quay lại Cách vẽ từ trí tưởng tượng: Phối cảnh tự do và vẽ ở chế độ 3D và thực hành thêm một số bài tập. Đến khi nào bạn có thể vẽ được hình khối ở các góc độ mà không bị lấn cấn thì mới nên tiếp tục ở phần này.

Bài tập 1: Phân tích hình khối

Chuẩn bị một bộ ảnh sáng mà bạn có thể vẽ. Vẽ cấu trúc trên chúng.

Phân tích hình khối

Hãy xem các bức ảnh một cách cẩn thận và cố gắng tưởng tượng sinh vật được tạo ra từ các yếu tố đơn giản. Giả sử ai đó yêu cầu bạn tạc nó từ đất sét. Bạn sẽ tạc thành hình khối nào để làm cho nhiệm vụ trở nên đơn giản nhất có thể?

Phân tích hình khối

Bài tập 2: Ứng dụng trong đời sống thực

Bạn tạo một slide ảnh cho phần bài tập này, mỗi lần xem một bức ảnh, bạn nhấn tạm dừng để quan sát chúng. Nhìn vào các bức ảnh và tưởng tượng các hình khối đơn giản trong đó. Bắt đầu thực hành vẽ chúng, với mỗi bản phác thảo, bạn luôn phải bắt đầu vẽ bằng Gesture rồi mới đến Structure. Lưu ý: Bạn không cần phải vẽ Cấu trúc hoàn hảo - chỉ cần đủ các yếu tố bạn cần để đặt hình khối vào đúng chỗ là được.

Bây giờ bạn đã biết vẽ hình khối - form và rất có thể bạn đang trong tâm trạng háo hức muốn vẽ tiếp. Nhưng bạn phải thật cẩn thận, bởi lẽ hình khối ở đây vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, đây cũng chính là lý do chính khiến bản vẽ detail của bạn ở bước sau cùng trở nên không cân xứng! Một lần nữa, bạn phải đảm bảo rằng bản vẽ của bạn có đủ gesture, structure, cùng với tất cả các bộ phận cơ thể được gợi ý bằng các đường nét. Sau đó mới bắt đầu vẽ hình khối.

Đánh khối theo cách đơn giản sẽ giúp cho hình khối trông đầy đủ hơn và tránh đi các góc nhìn rối mắt.
Gợi ý: đánh khối theo cách đơn giản sẽ giúp cho hình khối trông đầy đủ hơn và tránh đi các góc nhìn rối mắt.

Bài tập 3: Vẽ từ trí nhớ

Dùng slideshow cho bài tập này. Nhìn vào từng bức ảnh một lúc, cố gắng xem và phân tích cử chỉ, cấu trúc và hình khối.

Vẽ từ trí nhớ

Cũng giống như các bài tập trước thuộc loại này, hãy nhìn vào ảnh sau khi bạn làm xong và so sánh kết quả của mình. Hiểu những sai lầm của bạn và sửa chúng trong lần thử tiếp theo. Chỉ tiếp tục với ảnh khác sau khi bạn đạt được kết quả hài lòng.

Bài tập 4: Thực hành tưởng tượng

Đọc đến đây thì bạn biết quy trình rồi đấy: Vẽ kín trang theo quy trình Gesture -> Structure -> Form. Một khi bạn vấp phải bất kỳ vấn đề nào, hãy giải quyết nó bằng cách phân tích tài liệu tham khảo. Cách duy nhất để ngừng sử dụng tài liệu trong tương lai là sử dụng chúng thật nhiều trong lúc khởi đầu.

Đừng xóa đi những bản vẽ sai, chỉ việc gạch chéo chúng để bạn có thể tham khảo chúng sau này.
Đừng xóa đi những bản vẽ sai, chỉ việc gạch chéo chúng để bạn có thể tham khảo chúng sau này.

Anatomy - Giải Phẫu

Một sinh vật có cử chỉ, cấu trúc và hình khối phù hợp sẽ giúp bạn tạo ra một bản phác thảo tốt, rõ ràng dù vẫn chưa hoàn chỉnh. Nhưng nếu bạn muốn tạo ra những sinh vật hoàn toàn thực tế, bạn cần phải học giải phẫu.

Hình vẽ giải phẫu - Bản vẽ thể hiện một số khía cạnh của "bên trong" cơ thể người, chẳng hạn như hệ cơ, được trình bày cho mục đích giáo dục. Hiểu biết về giải phẫu con người là điều không thể thiếu để vẽ nên cuộc sống nghiêm túc.

Bài tập 1: Phân tích cơ bắp

Tìm một sơ đồ nhóm cơ của đối tượng mà bạn sẽ vẽ. Một số loài sinh vật có thể dễ tìm hơn so với một số loài sinh vật khác, và vì thế bạn sẽ cần tìm hiểu bằng phép loại suy. Internet có rất nhiều tài nguyên cho việc này, nhưng bạn cần phải tìm tòi ở những trang uy tín - một số sơ đồ cơ là của dân nghiệp dư và có thể bị sai sót. Tốt nhất là sử dụng một vài sơ đồ từ nhiều nguồn khác nhau cho bài tập này - điểm chung của tất cả chúng rất có thể sẽ đúng.

Bạn tăng sáng cho ảnh tham chiếu để có thể vẽ lên đó.

Musculature Analysis

Vẽ bộ xương lên trên các bức ảnh tham chiếu. Bạn có thể cần thêm nhiều chi tiết hơn so với bản phác thảo cấu trúc bình thường.

Musculature Analysis

Tổng hợp lại số tài liệu tham khảo mà bạn đã có, nhìn vào bức ảnh đầu tiên, bạn hãy xác định vị trí của từng nhóm cơ. Hãy phác thảo nhóm cơ đó và tìm hiểu xem nó là bộ phận nào và sẽ nằm ở vị trí nào trong khung xương. Sau đó, bạn hãy tìm lại nhóm cơ đó trong những tài liệu tham khảo khác. Đừng nhắm mắt nhắm mũi mà phác thảo một cách máy móc, bạn phải ép bộ não tưởng tượng rằng mình đang gắn nó vào khung xương.

Xác định vị trí của từng nhóm cơ
Xác định vị trí của từng nhóm cơ

Bạn làm tương tự như trên đối với ccá nhóm cơ còn lại.

Xác định vị trí của từng nhóm cơ

Bài tập 2: Phân tích cơ bắp nâng cao (Tùy chọn)

Các cơ có thể thực sự khó hiểu khi bạn cố gắng vẽ tất cả chúng cùng một lúc. Nếu bạn thực sự muốn hiểu chúng, tốt nhất bạn nên phân tích từng loài một và so sánh với các loài khác nhau để tạo ra một khung cơ bắp trong tâm trí của bạn. Bạn có thể tìm kiếm những cuốn sách về giải phẫu (hoặc bất kỳ tài nguyên nào khác cho thấy các cơ riêng biệt), hãy phác thảo khung xương (tốt nhất là dưới dạng cấu trúc chi tiết) và vẽ từng cơ lên đó.

Musculature Analysis

Mức độ hiểu biết này không cần thiết để vẽ động vật từ trí tưởng tượng, nhưng sẽ vô cùng hữu ích nếu bạn muốn thiết kế các sinh vật thực tế với càng ít sự trợ giúp của tài liệu tham khảo càng tốt.

Bài tập 3: Tracing

Chuẩn bị một bộ ảnh thể hiện cơ bắp của subject theo cách rõ ràng nhất có thể. Bắt đầu tập luyện tracing trên đó.

Tracing

Khi bạn hoàn thành, hãy phác thảo đường nét của các cơ - cả những thứ bạn có thể thấy và những thứ bạn mong đợi sẽ thấy. Bạn sẽ không cần phải vẽ chúng mọi lúc trong tương lai, nhưng trong bài tập này, bạn sẽ học cách nhận biết chúng ở đâu và ảnh hưởng của chúng đến form như thế nào.

Tracing

Bài tập 4: Ứng dụng trong đời sống thực

Sử dụng lại các tài liệu tham khảo, lần này không phải vẽ trên chúng mà chỉ sử dụng chúng như một công cụ hỗ trợ trực quan. Phác thảo cử chỉ, cấu trúc, hình khối và đường nét các cơ của mỗi tư thế. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn vô tình kết hợp chúng thành một - bao gồm cấu trúc trong cử chỉ và cơ bắp trong form.

Bài tập 5: Phân tích chuyển động

Cũng giống như trong các bài tập trước thuộc loại này, hãy tìm một video trình bày chủ đề của bạn đang chuyển động. Phác thảo từng khung hình hiển thị các tư thế khác nhau. Video chất lượng cao hơn thì càng tốt, nhưng bạn cũng có thể sử dụng video chất lượng kém - bạn sẽ cần phải vận dụng trí tưởng tượng của mình, điều này vẫn rất hữu ích.

Motion Analysis

Bài tập 6: Vẽ từ trí nhớ

Cũng không có gì khác cả: Bạn xem slideshow ảnh, tắt đi, vẽ lại bằng trí nhớ của mình, sau đó phân tích lỗi của bạn. Lặp lại cho đến khi bạn có thể vẽ các cơ một cách chính xác từ trí nhớ, sau đó chuyển sang slideshow tiếp theo.

Nếu kiến thức mới về giải phẫu của bạn hóa ra lại có phần mâu thuẫn với bất kỳ yếu tố nào bạn đã học qua, hãy sửa đổi các phần trước đó.

Vẽ từ trí nhớ

Bài tập 7: Thực hành từ trí tưởng tượng

Lặp lại như những bài tập trước. Bạn vẽ subject của bạn với nhiều tư thế khác nhau trên một trang giấy. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không ổn, hãy so sánh lại với một tài liệu tham khảo.

Thực hành từ trí tưởng tượng

Detail - Chi Tiết

Chi tiết là thứ đầu tiên chúng ta nhìn thấy khi quan sát một thứ gì đó, nhưng với tư cách là một họa sĩ, chúng phải là thứ cuối cùng bạn nhìn thấy. Chi tiết đại diện cho bề mặt đơn thuần của một thứ gì đó rất phức tạp. Chúng cũng khó vẽ siêu thực tế từ trí tưởng tượng, trong trường hợp này, việc tránh sử dụng tài liệu tham khảo là điều vô nghĩa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thiết kế các sinh vật, khả năng nhanh chóng hình dung các chi tiết theo cách cách điệu thực sự hữu ích.

Thông tin chi tiết thường là điều duy nhất chúng ta biết về một sinh vật được thiết kế trong tâm trí chúng ta. Chúng ta có thể tưởng tượng màu sắc của nó, hình dạng của lông, vảy trên lưng ... nhưng không có sự hỗ trợ nào cho tất cả. Nhưng bây giờ bạn đã biết cách bắt đầu một bản vẽ, bạn chỉ cần học cách hoàn thành nó.

Chi tiết tưởng tượng là lớp cuối cùng của thực thể phức tạp này được thực hiện bằng cử chỉ, cấu trúc, hình khối và giải phẫu. Đó là một lớp bề mặt mỏng chứa nhiều điều thú vị, nhưng những thứ này có thể được đoán hoặc phác thảo một cách sơ sài và điều này sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chủ nghĩa hiện thực! Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ra các sinh vật thực tế, điều quan trọng là phải hiểu cách thể hiện các chi tiết.

Mỗi chi tiết có thể được coi là một chủ thể của riêng nó. Trong bản vẽ sinh vật, chúng có thể là:

  • Skin - Làn da
  • Fur - Lớp lông
  • Feathers - Lông vũ
  • Scales - Kích thước
  • Eyes - Mắt
  • Nose - Mũi
  • Mouth + teeth - Miệng + Răng
  • Claws - Móng vuốt
  • Horns/antlers - Sừng / gạc
  • Và nhiều thứ khác

Vấn đề lớn nhất về chi tiết là chúng là một phần của thứ gì đó phức tạp. Bạn không thể chỉ nghiên cứu đôi mắt mà bỏ qua việc nghiên cứu phần đầu vì đó là nơi bạn sẽ đặt đôi mắt vào đó. Mũi không lơ lửng trong không khí mà nó còn dính vào một thứ gì đó. Và các chi tiết, như một tập hợp, cũng có tỷ lệ riêng của chúng. Đó là lý do tại sao bạn không nên nghiên cứu một chi tiết riêng lẻ và sau đó gắn nó vào vị trí của nó - thay vào đó, hãy nghiên cứu một tập hợp các chi tiết với cơ sở làm bằng các yếu tố bạn đã thực hành trước đó.

Bài tập 1: Phân tích giải phẫu

Tốt nhất bạn nên bắt đầu bằng việc hiểu lý do tại sao đối tượng lại giống như vậy. Sử dụng tài liệu tham khảo hình ảnh hiển thị các chi tiết rõ ràng và vẽ giải phẫu trên chúng, sử dụng tài liệu tham khảo giải phẫu cho bài tập này.

Phân tích giải phẫu

Bài tập 2: Phân tích từ cuộc sống thực

Một lần nữa, hãy sử dụng tài liệu tham khảo hình ảnh để trình bày chi tiết của bạn một cách rõ ràng.

Vẽ các nét tương tự một lần nữa, lần này chỉ nhìn vào tài liệu tham khảo. Xem liệu tập hợp các nét vẽ của bạn có thể được chuyển đổi thành một quá trình vẽ theo thứ tự được hay không.

Lấy một tài liệu tham khảo khác và xem liệu bạn có thể sử dụng cùng một tập hợp các nét vẽ đó trên chúng hay không. Bạn có thể sẽ tìm thấy một số yếu tố mới, một số câu trả lời cho các câu hỏi đã xảy ra với bạn trong bản phác thảo trước. Tiếp tục vẽ cho đến khi bạn có thể tìm ra cách sử dụng cùng một tập hợp các nét vẽ cho mọi ảnh và bạn có thể sao chép chính xác tham chiếu với chúng.

Vẽ sư tử

Bài tập 3: Thực hành từ cuộc sống thực

Chuẩn bị lại nhiều tài liệu tham khảo và vẽ các chi tiết mà không cần theo dõi hình ảnh. Kiểm tra tập hợp các nét vẽ của bạn, thử nghiệm và xem liệu bạn có thể làm cho nó nhanh hơn và chính xác hơn hay không.

Vẽ sư tử

Bài tập 4: Bài thực hành cuối cùng

Bắt vẽ vẽ kín trang giấy bằng các bản phác thảo ngay từ trí tưởng tượng. Bắt đầu với một cử chỉ, sau đó thêm cấu trúc, hình khối, giải phẫu, và cuối cùng là bao gồm các chi tiết. Đừng ngần ngại sử dụng tài liệu tham khảo nếu bạn gặp khó khăn với điều gì đó. Đây là một bài học, không phải một bài kiểm tra!

Phác thảo sư tử

Thế thôi!

Đây là tất cả những bài tập mà tôi có thể nghĩ ra để tạo ra một cơ sở thông tin tốt cần thiết để vẽ một thứ gì đó từ trí tưởng tượng. Rất tiếc, tôi không thể cung cấp cho bạn nhiều hơn thế - bây giờ bạn học được gì tùy thuộc vào bạn! Những bài học bạn trải qua cần rất nhiều thời gian và công sức, nhưng nó thực sự đáng giá. Mọi họa sĩ giỏi vẽ ra những điều kỳ diệu từ trí tưởng tượng đều phải trải qua điều này - tài năng hay khả năng đoán chính xác đơn giản là không tồn tại.

Hãy nhớ kiên nhẫn và đừng quá khắt khe với bản thân. Đừng nghĩ rằng mỗi bài tập là một bài kiểm tra đánh giá xem bạn đã giỏi hay chưa. Đây là một quá trình học hỏi. Bạn sẽ trở nên tốt khi bạn trở nên tốt; không có lý do gì để tức giận khi thực tế là việc học đòi hỏi thời gian!

Một điều cuối cùng: não của chúng ta loại bỏ những thứ chúng ta không sử dụng. Các phản xạ có thể được lưu lại mãi mãi, nhưng hình dạng của mắt sư tử không thể biến thành phản xạ - đó là một phần thông tin được lưu để truy xuất và khi bạn ngừng truy xuất, nó sẽ biến mất. Đây là một số tin buồn: bạn không thể học nó một lần và mãi mãi. Sau khi bạn nắm được nó, bạn cần lặp lại nó theo thời gian, nếu không bạn sẽ mất gần hết!

Nhưng cũng có một tin tốt: học một môn học sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về các môn học tương tự khác. Tìm hiểu về chó sói sẽ giúp vẽ chó dễ dàng hơn và học về ngựa sẽ dạy bạn những điều cơ bản về tất cả các loài động vật có móng. Và bằng cách học những điều mới, bạn giữ cho kiến thức gần đây của mình luôn mới!

Và nếu bạn muốn học nhanh hơn mà không cần tự mình xem qua tất cả các phân tích này, hãy nhớ về loạt bài Cách vẽ động vật đang diễn ra của chúng tôi tại đây trên blog - trong các hướng dẫn này, tôi chỉ cho bạn cấu trúc, hình thức và chi tiết một cách đơn giản, mới bắt đầu - một cách thân thiện, vì vậy bạn có thể sử dụng chúng như một sự hỗ trợ cho việc học của bạn.

Name

AfterEffects,5,Animal,312,Animation,19,Anime,301,App,4,Architecture,4,Artist,28,Artwork,58,Blender,2,Blocking-in,1,Calligraphy,1,Cartoons,563,Chibi,55,Christmas,93,ClipStudio,1,Comic,26,Creativity,13,Digital,46,DIY-Handmade,9,Fanart,1,fashion-design,19,FireAlpaca,1,Foods,32,Games,52,Halloween,39,Human,14,Idea,5,Illustrator,1,Kid,480,Knowledge,65,Landscape,4,Maya,8,Medibang,1,News,60,One-Point,2,PaintTool-SAI,6,Payment,4,Perspective,10,Photoshop,54,Picsart,8,Plans,115,Series,36,Software,90,Stuff,71,Tips,49,Toplist,14,Tutorial,1397,Two-Point,3,Video,21,Wallpapers,20,watercolor,28,Xe,90,
ltr
item
Vẽ Từng Nét Nhỏ: Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng Phần 3B
Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng Phần 3B
Làm sao để vẽ tranh từ trí tưởng tượng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhOAT7O3Fxxd1WF3sLiqbiWgrJcXS-usgqgcNUuyPsYjZcyNlW9sW74pmh4GU_jcw7_GjF8WowO3iMH7VPjkeo-i3zUO-vJj2RU_Dpe2V3VXOWVHyleAGSafqTRiOug0qePpwZJbS50/s16000/1_EB-etolG3IrFk56LWq3RKg.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhOAT7O3Fxxd1WF3sLiqbiWgrJcXS-usgqgcNUuyPsYjZcyNlW9sW74pmh4GU_jcw7_GjF8WowO3iMH7VPjkeo-i3zUO-vJj2RU_Dpe2V3VXOWVHyleAGSafqTRiOug0qePpwZJbS50/s72-c/1_EB-etolG3IrFk56LWq3RKg.png
Vẽ Từng Nét Nhỏ
https://vetungnetnho.blogspot.com/2019/04/lam-sao-de-ve-tranh-tu-tri-tuong-tuong-phan-3B.html
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/
https://vetungnetnho.blogspot.com/2019/04/lam-sao-de-ve-tranh-tu-tri-tuong-tuong-phan-3B.html
true
8997137301902694180
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content